SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
làng sử dụng, nghĩa là do hương chức, cường hào nắm;
họ phân phát cho tay chân bộ hạ, không nhứt thiết cho
người không có ruộng.
Chế độ công điền không làm tăng được năng suất
vì cày cấy tạm bợ trên thửa ruộng công mà ba năm sau
làng xã lấy lại thì người canh tác thiếu hứng thú để đầu
tư công sức làm thủy lợi, đắp bờ, cải tạo đất.
Thời xưa dùng nhiều từ cần được xác minh. Đất gồm
hai loại: điền và thổ.
Điền
là đất làm ruộng lúa, chia làm hai loại là sơn
điền
và thảo điền, tức là đất núi cao ráo với đất thấp
nhiều cỏ. Sơn điền đóng thuế nhẹ hơn là vì đất xấu, thảo
điền đóng thuế cao hơn vì là đất tốt.
Thổ
là đất trồng hoa màu, vườn tược. Như tang căn
thổ
, đất trồng dâu; viên lang thổ, đất vườn cau, gọi
chung cho vườn cam, quít, dừa, xoài. Lại còn vu đậu
thổ
, đất trồng khoai, đậu, rau cải; thanh trúc thổ, đất
trồng tre; dà điệp thổ, đất trồng lá dừa nước, lợp nhà
(chữ da nhưng quen gọi là dà). Thổ trạch là đất nền
nhà, còn gọi là thổ cư.
Khi địa bộ Nam Kỳ Lục Tỉnh đã hoàn chỉnh, mỗi xã
phải lập bản giống nhau: bản thứ nhứt (bản Giáp) gởi về
Bộ Hộ ở Kinh, bản thứ hai (bản Ất) giữ tại phòng quan
Bố Chánh tại tỉnh và bản thứ ba (bản Bính) giữ tại xã.
Trước khi Pháp đến, điền bộ triều Nguyễn đã tu chỉnh
cả thảy bốn lần, gọi là đại tu điền bộ. Ngày trước, địa
bộ và điền bộ, đều là tượng trưng cho chủ quyền lãnh
thổ. Khi hạ được thành trì thì kẻ thắng trận ra lịnh cho