SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
Trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp còn nhiều điển tích
mắc mỏ nhưng với Lục Vân Tiên, đặc biệt là Văn tế
nghĩa sĩ
thì Nguyễn Đình Chiểu bộc lộ đầy đủ phong
cách bình dân.
Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa soạn tuồng Kim Thạch kỳ
duyên
thì nhiều điển tích theo công thức hát bội nhưng
đến khi làm văn tế khóc vợ, khóc con thì lời lẽ mộc
mạc, tình cảm đậm đà, không khuôn sáo.
*
* *
Khi người Việt đến Đồng Nai - Gia Định thì người
Khơme đã làm ăn rải rác lâu đời ở những vùng ven
sông, đất giồng. Một số người Hoa như đã nói trên
đã bỏ quê hương xứ sở đến đây cùng người Việt làm
ăn, thêm số người thuộc các dân tộc láng giềng như
người Mã Lai hay In-đô-nê-xi-a (Java) cũng đã có mặt.
Mọi người, ngay từ đầu đã sống chan hòa với nhau,
cùng giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm làm ăn,
cùng góp phần biến vùng đất hoang vu này thành phì
nhiêu, màu mỡ.
Người Khơme theo đạo Phật, sống hiền hòa, hiếu
khách, biết làm ruộng thâm canh, đã giúp người Việt mới
đến trong việc chọn giống lúa ngon cơm, thích hợp với
địa phương (tên các giống lúa thường là tiếng Khơme).
Người Hoa trừ những người thuộc dòng họ Mạc Cửu
ở Hà Tiên hay các võ tướng như Dương Ngạn Địch, Trần
Thắng Tài, phần nhiều là đám lao động nghèo và thất