ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 108

SƠNNAM

ĐẤT

GIA ĐỊNH

XƯA

Theo Đại Nam Nhứt Thống Chí, ngày trước khi đàm

đạo lắm người “thường nói pha trộn tiếng Tàu và tiếng
Cao Miên”, không kỳ thị, cách biệt gì.

*

* *

Tập hợp nhau thành làng mạc, con người giữ truyền

thống đoàn kết, tương trợ. Làng mạc dùng tiếng mõ để
thông tin cho mọi người biết khi cần thiết.

Mõ hồi một

(đánh thúc một hồi, thêm một dùi) là có

chuyện khẩn cấp (hỏa loạn, trộm cướp...)

Mõ hai hồi, hai dùi

là trong xóm đang xảy ra gây

gổ, đánh nhau đổ máu.

Mõ ba hồi, ba dùi

gọi dân nhóm họp.

Trong kháng chiến chống Pháp, ta dùng mõ hồi một

để báo động và mõ ba hồi để báo rằng đã yên ổn.

Từ miền Trung vào lập nghiệp, người Gia Định còn

giữ nhiều phong tục, tập quán của quê hương, nhiều khi
pha tạp đôi chút trên đường khẩn hoang do giao tiếp với
nền văn hóa Chăm, Khơme v.v...

Cũng như ở Thanh Hóa, vị hương lão là người được

trọng vọng nhứt trong làng.

Ở làng xưa, thí dụ như làng Minh Hương (Chợ Lớn),

có chức bằng cán mà ở Nghệ Tĩnh ngày xưa gọi là
cầm cán

.

Ở Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh và nhiều địa phương khác,

ngày trước có tục “ăn mày lễ”. Để nhớ tổ tiên, con cháu
theo cổ lệ hằng năm, phải có đôi ngày dành ra làm cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.