ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 109

109

nghề mà tổ tiên ngày trước đã làm để sống, dù nghề đó
là nghề ăn mày thấp kém. Người ta thấy ở Bến Nghé
xưa cũng còn người “ăn mày lễ” như vậy, mặc dầu họ
không còn nghèo túng như ông cha nữa. Họ ngồi ngoài
chợ (còn gọi là quân phường) van xin với bài bản, gõ
nhịp với cặp sứa, xin cơm trong ba ngày rằm lớn, đồ ăn
xin được đem về cúng.

Tục cúng cá Ông, thờ Bà, Cậu phổ biến của người

chài lưới từ Bình Định, Phú Yên... cũng đưa vào đất
Đồng Nai.

Việc cúng tiền hiền, hậu hiền cử hành trong đình

làng nhưng ở Nam Bộ cũng phổ biến trong mọi gia đình.
Vào những dịp cúng ông bà hay trong dịp Tết, ngoài lễ
vật đặt trên bàn thờ ông bà, còn thêm một mâm, khiêm
tốn hơn, đặt ngay ngưỡng cửa hay trước sân, gọi nôm
na là “mâm đất đai” xin sự phù hộ của “đất đai viên
trạch, tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ” (hay khai
canh) ông bà đất nước”.

“Ông bà đất nước” mang nội dung là Tổ quốc.
Tiền hiền, hậu hiền là những thế hệ đầu tiên, dày

công khai phá, con cháu ngày nay được hưởng. Nhớ
đến các vị không chỉ xin được phù hộ mà còn tỏ lòng
tri ân của con cháu.

Đất thổ cư (đất nền nhà, thổ trạch) theo thói xưa,

nằm trong phạm vi quản trị của thổ địa. Việc cúng thổ
địa có thay đổi chút ít nhằm tưởng nhớ người khuất mặt
từ thuở xa xưa. Dầu là nơi hoang vắng, không nhận ra
di chỉ của con người, đồng bào ta vẫn cúng những người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.