137
thời phải rút quân đi dành phần ở Trung Quốc, thám
sát và cưỡng chiếm Campuchia. Dư luận của giới chính
trị bên Pháp lúc đó không tán thành cho lắm việc đánh
chiếm Nam Kỳ, vì tốn kém, chưa có thể khai thác đem
lại lợi ích trực tiếp.
*
* *
Nam Bộ còn thưa thớt, nhưng nơi nào làng mạc định
hình là có nghĩa dân. Sài Gòn - Chợ Lớn lúc trước hơn
100.000 dân chỉ còn khoảng 20.000 (chợ Bến Nghé, còn
độ 7 đến 8.000 người). Ở ba tỉnh miền Đông, kể luôn
Sài Gòn, dân đinh ghi vào bộ sổ quá ít:
- Năm 1864, có 35.992 người.
- Năm 1867, có 37.354 người.
Nếu làm bài toán phỏng định, nhân cho 5 (mỗi dân
đinh mạnh khỏe thêm cha mẹ, vợ con) ta có con số non
187.000 người. Nên tìm lý do ở thái độ bất hợp tác,
chống đối ra mặt hoặc ẩn lánh của đồng bào: một số
không ít đã đến ba tỉnh miền Tây, sống trong khu vực
triều đình còn kiểm soát. Phong trào Trương Định lan
rộng khắp miền Đông, lên tận Tây Ninh, chung quanh
Sài Gòn - Chợ Lớn, ở Thuận Kiều, Gò Đen, chưa nói
vùng Cây Mai, Trường Thi, Mô Súng sát bên hành dinh
lớn của giặc (nay là Quận 1). Thiên Hộ Dương được sự
ủng hộ của dân Ba Giồng cũ (Cai Lậy, Thuộc Nhiêu).
Nguyễn Trung Trực từ Tân An xuống Kiên Giang, phát
động phong trào địa phương, gồm đa số dân chài, tới