ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 138

SƠNNAM

ĐẤT

GIA ĐỊNH

XƯA

lui theo bờ biển, lên Hòn Chông, ra Phú Quốc. Vùng
Tân An, Chợ Gạo, Mỹ Tho đã hưởng ứng Thủ khoa
Huân. Đất hoang trở thành căn cứ: Đám Lá Tối Trời,
bưng Tháp Mười, đồi núi Hòn Chông và đảo Phú Quốc,
lại thêm Bảy Thưa, (vùng trũng gần Bảy Núi). Một số
phong trào khác bám ven biển Bến Tre, Trà Vinh. Anh
em Đỗ Thừa Lương và Đỗ Thừa Tự từ đất giồng Lai
Vung, Long Hậu xuống U Minh Hạ lập căn cứ, sau khi
tham dự khởi nghĩa ở Ba Láng, gần Cần Thơ. Ba Láng
là ba vùng trũng sình lầy, hiểm trở.

Người yêu nước đổ dồn xuống miền Tây, tự nguyện

đến chốn phù sa nê địa (úng thủy) để lánh thân. Ta
có thể kết luận từ khoảng 1859-1861 (giặc đánh Sài
Gòn) đến năm 1867 (giặc chiếm ba tỉnh miền Tây)
và mươi năm sau, việc canh tác không phát triển về
diện tích, đời sống không ổn định. Nhiều người đã
mất đất, mất ruộng. Đất của họ ở Sài Gòn lọt vào tay
bọn người Pháp đến mua đấu giá. Việc tổ chức hành
chánh còn trong giai đoạn tùy tiện, dọ dẫm: thực dân
thử tìm công thức, thí dụ như áp dụng kinh nghiệm
cai trị Nam Dương của người Hà Lan, hoặc cho người
Pháp ở Algérie (Bắc Phi Châu): mua chuộc bọn tù
trưởng hoặc tiểu vương để thông qua họ mà bóc lột
người bổn xứ. Rốt cuộc, vì tình hình Nam Kỳ có khác,
đại đa số nho sĩ, quan lại cũ không chịu hợp tác nên
thực dân phải dùng chánh sách nặng về đàn áp quân
sự. Nam Kỳ chia ra từng hạt (tương đương với tỉnh),
gọi hạt tham biện: quan tham biện là sĩ quan hải quân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.