141
1878 - và trước đó vài năm - chân núi Tượng đã khẩn
hoang, thực dân đành chấp nhận sự việc đã rồi, cho
phép lập làng mới, gọi là An Định. Năm 1885, phong
trào kháng Pháp bùng nổ ở biên giới. Người Việt ở
núi Tượng liên kết với phong trào bên đất Campuchia
của ông Hoàng Vi-Vatha. Đến mức sau cùng, giặc mở
cuộc hành quân lớn, giải tán làng An Định, truy ra,
trong 407 gia đình có dân ở 13 tỉnh khác nhau đến: Gia
Định, Chợ Lớn, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc... Nhưng
dân chúng cố trốn lánh, bám lại núi Tượng làm rẫy,
đốn củi, bắt cá. Đây là làng thành lập trong trường
hợp đặc biệt, đánh dấu sự bền bỉ của phong trào Cần
Vương tận nơi xa xôi.
*
* *
Tình hình còn rối rắm, quân sĩ triều đình đang xây
dựng đại đồn Phú Thọ, vậy mà ở mỏm đất sát mé sông,
thực dân Pháp bày âm mưu lấy chiến tranh nuôi chiến
tranh, cho mở thương cảng Sài Gòn, không phân biệt màu
cờ, tàu buôn Pháp cũng không ưu tiên. Tàu nước ngoài
ra vào, mua gạo và bán á phiện. Á phiện là nhu cầu của
giới sang, nhất là thương gia người Hoa. Gạo có dư trong
tình hình bất ổn định là điều đáng giải thích. Từ trước,
Nam Kỳ luôn luôn dự trữ gạo dành bán ra miền Trung
hoặc chở về Huế đóng thuế. Việc bán gạo ra nước ngoài
do triều đình nắm, giao độc quyền cho người Hoa. Miền
Nam Trung Quốc thường xảy ra mất mùa, lại thêm dân