SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
số càng gia tăng nên tiêu thụ gạo khá nhiều. Số lượng
gạo tích trữ để đưa ra miền Trung bị người Pháp phong
tỏa vì chúng đang giữ cảng Sài Gòn. Người Hoa tỏ ra
dao động khi thực dân đến. Họ ngỡ rằng mất quyền lợi,
không còn được như hồi đời Tự Đức. Thực dân phải sử
dụng giới mại bản người Hoa vì không còn cách nào khác
hơn. Vùng Chợ Lớn còn bị quân kháng chiến phong tỏa
nặng nề, đường giao thông thủy bộ khó khăn, việc liên
lạc với người Việt không ai đảm nhận được. Người Hoa
rất hài lòng, lần này họ thâu lợi nhiều hơn. Lúc thực dân
Pháp cùng một số thực dân Tây phương đang chia nhau
thế lực ở Trung Quốc, với áp lực quân sự, một số người
Hoa tin tưởng họ sẽ hất cẳng thực dân Pháp ngay tại Sài
Gòn, khi tình hình trở nên thuận lợi. Hội kín của người
Hoa đang có mặt, hoạt động mạnh.
Đô đốc Charner không cho lúa gạo của ba tỉnh miền
Đông đưa xuống cảng Mỹ Tho, đề phòng ghe từ Huế
vào chở lén lút. Bộ trưởng Hải quân từ Pháp gởi riêng
cho Charner vào tháng 7 năm 1861 khuyên nên phong
tỏa, không cho ghe chở gạo vào cửa Thuận An để gây
sức ép kinh tế ngay tại kinh đô Huế.
Quý một năm 1860, xuất khẩu 18.527 ton-nô gạo,
năm này trúng mùa.
Quý một năm 1861, mức xuất khẩu còn 8.000 ton-
nô gạo, ảnh hưởng trực tiếp của trận đánh đại đồn Phú
Thọ (Chí Hòa) và những cuộc khởi binh của nghĩa quân.
Giặc cho tàu tuần tiễu bắn phá sông rạch, đề phòng nghĩa
quân cho chở gạo tiếp tế về trong nội địa.