SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
“chào hàng” qua Nhựt, Singapore, Úc, đảo Réunion và
vài cảng châu Âu. Nhiều vấn đề đặt ra: muốn bán với
giá cao, cần lưu ý đến phẩm chất (gạo ngon, không gãy
nát, hột tròn, hột dài không trộn nhau) và cách trình bày
(đựng trong bao bố thay vì bao bàng - cà ròn), hột gạo
phải trắng và láng.
Giải quyết nguyện vọng của giới xuất khẩu gạo là
chuyện dai dẳng. Còn nhiều yếu tố khác phức tạp hơn.
Từ lâu, ở Chợ Lớn và các điểm bán gạo (tỉnh, huyện,
lỵ), nhiều nhóm xay hàng xáo thành hình, trước khi
người Pháp đến, với cối xay to, ba bốn người đứng giàn,
dùng cối chày đạp để giã, hoạt động ngày đêm khi có
yêu cầu. Muốn cho gạo tốt hơn, cần dẹp những nhóm
hàng xáo nói trên, để xay bằng máy (khoảng 240 nhóm
ở Chợ Lớn và Bình Tây, chưa kể ở tỉnh, đồng bằng sông
Cửu Long).
Năm 1869, Công ty Alphonse Cahusac lập nhà máy
xay ở Khánh Hội, vài tháng sau, nhóm thương gia khác
lập nhà máy ở Chợ Lớn. Trong bảy năm sau, gạo xuất
cảng tăng hơn gấp đôi. Một nhà máy thứ ba ra đời ở Chợ
Lớn (nhà máy đầu tiên của người Hoa) vào năm 1876.
Năm 1882, nhà máy thứ tư hoạt động, của người Pháp.
Việc giao thương ở toàn thế giới phát triển theo
tốc độ nhanh vượt bực: kinh đào Suez mở vào năm
1869, tàu chạy máy hơi nước phổ biến hơn trước. Gạo
từ cảng Sài Gòn ra khó tìm nơi tiêu thụ vì không ngon,
giá cao, vì các nước ở Đông Nam châu Á chọn gạo Ấn
Độ, gạo Miến Điện. Tại thị trường Luân Đôn, gạo Sài
Gòn bán thấp giá so với gạo Miến Điện theo tỷ lệ một