ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 181

181

bụi, một công đất gặp thời tiết thuận lợi thu hoạch 25
đến 27 giạ (hơn 5 tấn mỗi héc-ta, không bón phân).

Nông Cổ

ra hàng tuần, ít trang, không nhạy bén về

thời sự, không dám trực tiếp công kích người Pháp, đòi
độc lập, dầu là với hình thức thấp. Trong năm đầu, độc
giả đăng ký mua thường trực hơn 300 người, trả tiền
thật sự hơn 100, phần lớn là cai tổng, phó tổng, điền
chủ, hương chức làng và công chức.

Từ 9-10-1906 (số 260) Nông Cổ giao cho Trần Chánh

Chiếu làm chủ bút. Năm sau, lại thêm tờ Lục Tỉnh tân
văn

, ra mắt vào tháng 11-1907, người xin ra báo là Pierre

Jeantet, công chức Pháp. Vào thời kỳ cao độ, năm 1908,
Trần Chánh Chiếu chỉ huy hai tờ tuần báo nói trên, cho
đến ngày bị bắt.

Năm 1909 đánh dấu sự phồn thịnh nông nghiệp phía

Hậu Giang. Trần Chánh Chiếu thất vọng, nhưng khá
đông điền chủ vẫn còn mơ ước phát triển công việc làm
ăn, trong vòng hợp pháp. Tờ Nam Kỳ địa phận (Semaine
religierse) ra mắt vào cuối năm 1908 để phổ biến đạo
lý Thiên Chúa, phong hóa, bá nghệ, văn tín (văn tín,
theo nghĩa tin tức), với quan niệm “cuộc thương mãi
lớn hơn các nghề” nhưng quanh quẩn chỉ là dạy trồng
cau, thuốc lá, nuôi gà, nuôi bò, mở tiệm buôn tạp hóa ở
Cầu Kho, lập chành trữ lúa ở Trà Vinh! Giới điền chủ
và hương chức Cần Thơ hưởng ứng cuộc chưng thủy
lục (ghe kết hoa, đốt đèn sáng, trình bày âm nhạc, thả
lềnh bềnh trên sông), ngay sau ngày Tết, bảy tổng có
mặt. Vài tháng sau, làng Nhơn Ái (phát đạt nhờ đào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.