SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
Cũng trong Hải Ngoại Ký do Thích Đại Sán biên
soạn, ta biết thêm về tình trạng người dân Đàng Trong
vào cuối thế kỷ XVII.
“Mỗi năm, khoảng tháng ba, tháng tư, quân sĩ của
chúa Nguyễn ra các làng, bắt dân, những người từ 16
tuổi trở lên thể chất cường tráng đều bắt sung quân,
xiềng cổ bằng một cái gông bằng tre, hình như cái thang
nhưng hẹp hơn... Chưa đến 60 tuổi thì chưa cho về làng
chung sống với cha mẹ vợ con; hằng năm, thân nhân
đem áo quần thực vật đến thăm mà thôi. Vì thế dân còn
lại ốm yếu, tàn tật, ít có người tráng kiện, cha mẹ sợ
con bị bắt đi lính, con lớn tuổi đều cho đi ở chùa làm
sãi, may ra được khỏi. Vì cớ ấy, tăng đồ rất đông...”
Nông dân từ miền Bắc vào miền Trung qua nhiều
thế kỷ đã cần cù khắc phục thiên nhiên - một khung
cảnh thiên nhiên không ưu đãi - tạo nên mảnh ruộng,
nương dâu, bãi mía, bến đánh cá, vậy mà bọn phong
kiến Đàng Trong lại bóc lột quá mức. Dân nghèo kéo
nhau đi lần hồi vào đồng bằng Đồng Nai, Cửu Long
để hy vọng xây dựng cuộc sống thoải mái hơn. Sử còn
ghi tên đất Mô Xoài (viết là Mỗi Xuy) nơi dân và quân
ta chọn làm đất lành, ở thung lũng khá phì nhiêu nay
gọi Đồng Xoài: cánh đồng trước kia có loại xoài mút,
mọc như rừng, giống trái nhỏ, hột to, gần như nguyên
sinh, ít ai chịu ăn
(1)
. Đồng Xoài ở bên ngọn đồi cao,
gần đó có nhánh sông nhiều cá tôm. Ta đặt tên núi
1 Không nên lầm lẫn với Đồng Xoài ở phía An Lộc, Phú Riềng nổi
danh thời chống Mỹ.