SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
vây như khu vực hình vuông với bốn cạnh nay là vườn
Tao Đàn, đường Lê Lợi, Thảo Cầm Viên, đường Điện
Biên Phủ vì tầm đạn từ trong thành bắn ra khá xa.
(1)
*
* *
Bến Nghé ở vào vị trí độc đáo:
- Sát bờ biển, bên Khánh Hội là ranh giới của rừng
Sác, chạy tới biển.
- Ở lằn ranh đất cao từ Tây Nguyên đổ xuống, có
thể trồng cây cao su.
- Ở ranh giới của đất thấp ăn đến Đồng Tháp Mười,
đến đồng bằng sông Cửu Long.
Nhờ vậy, Bến Nghé liên lạc dễ dàng ra Trung, Bắc
Bộ, lên Cao Nguyên, có đường thủy bộ lên Cam-pu-
chia. Trên biển Đông, Bến Nghé được ca ngợi là bao
lơn của Thái Bình Dương. Muốn vào cảng, tàu bè theo
con sông Lòng Tàu quanh co giữa rừng Sác; lạch nước
sâu và rộng, không phải nạo vét thường xuyên, quanh
năm không có sương mù.
(2)
Chịu ảnh hưởng nước mặn vào mùa nắng nhưng đất
cao ráo có thể đào giếng tìm mạch nước đủ cung cấp
1 Minh Mạng chính yếu, quyển 21. Phần Võ. Vì tên đường sá, tên khu
vực đã thay đổi nhiều lần nên trong toàn tập sách này xin dùng tên
mới nhất để người đọc dễ nhận ra vị trí.
2 Sông Lòng Tàu so với các nhánh khác được lợi thế khá sâu, từ 9 đến
12 mét, bề ngang không dưới 300 mét. Các loại tàu dài khoảng 180
mét ra vào thuận lợi. Tự vị Huỳnh Tịnh Của định nghĩa lòng tàu:
“chính đường tàu chạy ở giữa sông”.