SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
Định phú)
. Phú Thọ cao ráo, tên chữ Cẩm Sơn, gọi
nôm na gò Cẩm Đệm, khoảng góc đường Lạc Long
Quân và Lê Đại Hành; Mùa xuân, nền cỏ non như gấm
mướt xanh, hoa dại điểm vào như những bức tranh thêu.
Rồi đến gò Cây Mai với mấy gốc mai bông trắng, loại
đại thọ như cây mù u. Tao nhân mặc khách đến ngâm
vịnh, chung quanh gọi là vành đai nước trong, sen trổ
thường trực tiếp giáp với đồng ruộng có trẻ chăn trâu
và bóng dáng con cò con hạc. Khỏi Cây Mai, đến Phú
Lâm. Lâm là rừng, tên làng gợi ý tả chân, cây gòn mọc
rườm rà trên đất cao vì vậy có giả thiết về tên đất Sài
Gòn. Qua rạch Ông Buông, về phía Bắc, khỏi Bà Hom
là ranh giới phía Đông của đất thấp chạy dài đến Đồng
Tháp Mười: chân trời phẳng lì, rải rác từng giồng nhỏ
không bị ngập nước vào mùa mưa như những hòn đảo
xanh um vườn xoài, bờ tre.
Phía Nam, bờ rạch Vàm Bến Nghé là đất thấp.
Ranh giới hai vùng cao thấp là con đường Nguyễn Trãi
ăn từ Sài Gòn vào Chợ Lớn; thời Pháp mới qua, gọi
đường Trên, với ý nghĩa trên cao đối chiếu với đường
dưới thấp dọc mé rạch. Nếu những gò đất phía Bắc
con đường Nguyễn Trãi gợi khung cảnh Tây Ninh, Bà
Rịa thì hai bên bờ rạch, phía Nam với những nhánh
nhóc của sông Sài Gòn giống như đất sình lầy ở Rạch
Giá - Cà Mau. Nước mặn vào mùa nắng, bãi bùn lầy,
cây bần, cây tràm, bình bát và ô rô, mái dầm, cóc kèn
mọc um tùm với cá thòi lòi, cá đối, cua biển. Còn tên
đất Xóm Chiếu, Rạch Bàng: Lác dệt chiếu, bàng đương