SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
Năm 1775, Nguyễn Phúc Thuần từ Huế chạy vào để
tránh sự truy nã của Tây Sơn, tạm trú ở thôn Tân Khai.
Nguyễn Huệ đem quân vào Đồng Nai trước sau
bốn lần.
Lần thứ nhất năm 1777 chiếm Gia Định, cho quân
bám sát Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Phúc Dương tận
Bến Tre, Cà Mau, bắt sống cả hai đem về Gia Định
mà xử tử tại chùa Kim Chương vào tháng 9 và tháng
10 năm ấy.
Lần thứ nhì vào năm 1782, vào cửa Cần Giờ đến
Ngã Bảy, đánh phá các tàu chiến của Nguyễn Ánh và
bọn đánh thuê. Tên Mạn-hòe (Manuel) chỉ huy một
chiếc thuyền có mười đại bác bị tử trận, thuyền bốc
cháy. Nguyễn Ánh lui về Ba Giồng (Định Tường) lo
chỉnh đốn hàng ngũ rồi trở lên với ý đồ tái chiếm Bến
Nghé. Nguyễn Huệ chận đánh tại ngã tư, gần cầu Bình
Điền ngày nay, bày ra tình thế “bối thủy” dựa lưng vào
mé sông mà tấn công địch, thắng một trận thần tình.
Năm sau Nguyễn Huệ lại vào Cần Giờ. Phe Nguyễn
Ánh bố trí trận địa thật kỹ, dùng hỏa công nhưng Nguyễn
Huệ và quân sĩ lại toàn thắng sau khi hạ hai đồn Cá Trê
và Rạch Bàng (vùng cầu Tân Thuận ngày nay) án ngữ
Bến Nghé. Nguyễn Ánh chạy qua Xiêm xin cầu viện.
Bọn can thiệp Xiêm qua chiếm Mang Thít, Sa Đéc,
bày trò cướp bóc, bức hiếp dân chúng quá đỗi. Nguyễn
Huệ đến, không lên Sa Đéc nhưng bố trí tại vùng Rạch
Gầm khiêu chiến cho hai vạn quân Xiêm vào trận địa để
rồi ngày 18-1-1785 tiêu diệt toàn bộ chiến thuyền của