ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 246

SƠNNAM

BẾN NGHÉ

XƯA

rạch Vàm Bến Nghé, gò này là cao ráo, rộng rãi nhất,
ngoài ra, không chỗ nào thuận lợi để trú quân hơn.

- Vùng Cầu Sơn, nơi Nguyễn Nhạc từng lựa chọn

đóng quân, đất cao ráo, đầu đường ra miền Trung.

- Gò Tân Khai, nơi xây thành Gia Định năm 1790.

Thành khá to hình vuông, mỗi cạnh hai cửa vì vậy gọi
thành Bát Quái, có tên Qui Thành, chung quanh hào sâu,
vách kiên cố. Vị trí chính xác của thành gần trùng hợp
với bốn con đường nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn
Đình Chiểu, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thánh Tôn. Trong
thành bố trí kho thuốc súng, kho thóc lúa, kho khí giới,
hành cung (dành cho vua tuần hành đến ở), dinh của
Tổng trấn... Ở ngoại thành, có xưởng Chu sư tập trung
chiến thuyền và dụng cụ thủy chiến (gần trùng hợp với
vị trí xưởng Ba Son ngày nay). Xưởng Voi, nuôi voi
dùng vào việc binh ở góc nay là Mạc Đỉnh Chi - Nguyễn
Đình Chiểu, lúc cần bồi dưỡng cho voi sung sức thì đưa
về đồng cỏ ở Biên Hòa.

Thời Lê Văn Duyệt làm tổng trấn, thành này tu bổ

thêm kiên cố. Lê Văn Khôi khởi binh chiếm thành, vua
Minh Mạng tức giận, đổi tên là thành Dương Mã (dê,
ngựa) miệt thị như nơi chứa súc vật. Sau khi dẹp xong
năm 1836, thành bị san bằng. Một thành nhỏ hơn xây ở
phía Đông Bắc thành cũ, sau này bị Pháp đánh, và san
bằng năm 1859, bốn cạnh này là đường Mạc Đỉnh Chi,
Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du.
Gọi thành Phụng vì xây sau thành Qui, theo thứ tự long,
lân, qui, phụng. Hai tiền đồn cũ tu bổ lại: đồn Cá Trê

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.