ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 248

SƠNNAM

BẾN NGHÉ

XƯA

vu, sát chợ Cần Giuộc, đời Gia Long, còn rừng sầm uất,
cọp tới lui dạn dĩnh ở đường làng. Người đủ bản lĩnh để
làm cho cọp chịu khuất phục là ông tăng Ngộ, về sau
cất ngôi chùa mà cụ Đồ Chiểu nhắc tới trong bài “Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

.

(1)

Trong tình hình khó khăn, ta vẫn xây dựng. Đường

bộ liên lạc về kinh đô thành hình vào năm 1748, lên Biên
Hòa, ra Bà Rịa rồi miền Trung, gọi đường Thiên Lý. Phía
đồng bằng sông Cửu Long có đường bộ theo con đường
nay là Nguyễn Trãi qua Phú Lâm rồi Cai Lậy (1790),
trồng cây mù u và cây mít có lợi về kinh tế lại đem bóng
mát. Liên lạc với Cam-pu-chia, theo đường nay là Cách
mạng tháng Tám lên Trảng Bàng, chỉnh đốn lại từ năm
1815. Về đường thủy tuy đất rộng người thưa, ta cố huy
động nhân công để đào và nạo vét kinh rạch nhằm nối
liền Bến Nghé với đồng bằng sông Cửu Long và vịnh
Xiêm La. Kinh Bảo Định từ 1705 nối Vàm Cỏ Tây qua
sông Tiền. Kinh Núi Sập (Thoại Hà), kinh Vĩnh Tế nối
sông Hậu qua vịnh Xiêm La ở cảng Rạch Giá và cảng
Hà Tiên. Bọn phong kiến Xiêm và bọn phiêu lưu nuôi
giấc mơ chiếm cứ Nam Bộ mà dân ta bấy giờ đang khai
thác có kết quả, phát triển nhiều cánh đồng đầy lúa trong
khoảng thời gian kỷ lục. Những cuộc hành quân chúng
đều nhằm đánh chiếm Bến Nghé đầu não của Nam Bộ.
Năm 1731, có lần quân ngoại xâm tràn đến tận 18 thôn
Vườn Trầu, sát sườn Bến Nghé nhưng ta đánh đuổi kịp

1 Đại Nam Nhất Thống Chí, Lục tỉnh Nam Việt, tỉnh Gia Định, mục

Tăng thích.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.