243
đệm có sẵn tại chỗ. Hoặc Cầu Mật, Rạch Ông ở nơi
có rừng tràm; rừng trở thành đất thổ cư với phố chợ.
Từ gò đất cao, đổ xuống nhiều con rạch ngắn ăn ra
rạch Vàm Bến Nghé, thôn xóm tập hợp tại vàm như
vùng Cầu Ông Lãnh, Rạch Bần, Cầu Kho, Chợ Quán,
An Bình và vô số rạch khác. Chợ Lớn ngày xưa chằng
chịt sông rạch lớn nhỏ, mọi sự chuyên chở dùng ghe
thuyền, người đi bộ qua vô số là cầu. Từ gò Cây Mai,
ghe thuyền đi tới kinh Lò Gốm qua con rạch đã lấp
lại nay là bến xe đường Trương Tấn Bửu. Đường Hải
Thượng Lãn Ông (đường Khổng Tử cũ) là con rạch
Cầu Đường thời trước.
Khu vực quan trọng của Bến Nghé ở bờ bên phải
sông Sài Gòn, từ vàm rạch Thị Nghè ăn ra Nhà Bè. Từ
thế kỷ thứ XVII, ta làm chủ vị trí chiến lược này trước
khi đón nhận những người tị nạn “bài Mãn phục Minh”
từ Trung Quốc đến. Ta nắm phần chủ động, cho họ mang
vũ khí và dùng chiến thuyền. Viên chức của ta dẫn đường
cho họ đến Biên Hòa, Mỹ Tho để làm ăn. Bấy giờ, tại
Bến Nghé đã có đồn Dinh cai quản.
Đồn Dinh là căn cứ quân sự và hành chính đầu tiên
“làm chỗ cho quan tổng tham mưu cư trú, lại đặt dinh
Tân Thuận có cất nha thự cho các quan giám quân, cai
bộ và ký lục ở, lại có trại quân hộ vệ ngăn ra từng khu,
rào lại, phần đất ở chung quanh thì cho dân trưng chiếm
lập làng xóm chợ phố”.
(1)
1 GĐTTC, Thành trì chí.