ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 241

241

cho số dân cư khá đông. Chưa bao giờ xảy ra lụt lội
hoặc nước tràn bờ sông. Chưa từng hứng chịu một trận
bão đáng gọi là bão, họa chăng vào năm 1876, trong vài
tiếng đồng hồ một trận cuồng phong làm trốc chừng 400
gốc cây to. Năm 1892, nhà lồng Chợ Lớn bị hư hao; nhà
cửa, cột dây thép bị ngã sập, nhiều ghe chìm tại bến.
Thời ấy, nhà cửa chưa xây chắc chắn. Trận bão lụt năm
Thìn (1904) chỉ gây thiệt hại ở Gò Công và Vũng Tàu
là hai nơi gần nhất.

Hai vùng cao thấp phân chia rõ rệt. Phía Bắc của

Bến Nghé là gò nổng. Đất cao chạy từ phía Gò Vấp

(1)

xuống rạch Thị Nghè, qua gò Tân Định và vùng nay là
Đất Hộ rồi theo bờ sông Sài Gòn đến cột cờ Thủ Ngữ,
đến Bến Sỏi. Điểm cao ở nội thành là khu vực thành Gia
Định cũ (góc đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Đinh Tiên
Hoàng) với mức độ hơn mười mét so với mặt biển; mức
thấp hai mét ở cột cờ Thủ Ngữ. Về phía Tây còn vị trí
cao ráo của Đồng tập trận, Mô súng, Mả ngụy nay là
góc đường Cách mạng tháng Tám và đường Điện Biên
Phủ, ăn trùm lên đường 3 tháng 2. Phía Tây Nam, gò
Tân Triêm (vùng thành Ô-ma cũ) tốt bậc nhất, “Triêm”
là thấm ướt. Mội nước từ lòng đất chảy tươm lên quanh
năm, dầm ướt quãng đường dài (khoảng đường Cống
Quỳnh) gọi đường Nước nhỉ. “Đường Nước nhỉ chảy
tiu tiu người thương khách lại qua hóng mát”

(Cổ Gia

1 Cây vắp, loại danh mộc “lá như lá khế, muốn cưa hay đục đẽo thì làm

ngay lúc cây còn tươi, khô rồi dao búa đẽo không vô, chịu đựng nước
mưa, đốt làm than để nấu đồng nấu sắt và đúc súng rất tốt” (GĐTTC).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.