SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
giận, đổ lỗi cho kẻ dưới: căng nọc, đánh lính 20 roi.
Đánh bằng roi tre, đập cây tre cho dập rồi đánh thẳng
tay. Nạn nhân phải đếm từng roi ai quên thì đánh trở
lại từ một roi mà đánh thêm. Đủ số roi quy định, còn
hình phạt bổ túc là đổ chén muối ngâm trong giấm chua
lên vết thương đẫm máu ở hai bên mông của nạn nhân.
Chưa hết. Còn bắt buộc nạn nhân quỳ lạy tạ ơn “Quan
trên”
trước khi lê lết về trại.
Bấy giờ, quân sĩ ta lo củng cố đại đồn Phú Thọ.
Nghĩa quân và nghĩa dân từ vùng lân cận, có lính đồn
điền của Trương Định vội vã kéo đến.
Giặc đóng đồn rải rác tại Trường Thi, chùa Khải
Tường, đền Hiển Trung, chùa Kiểng Phước, chùa Cây
Mai để nối liền Bến Nghé vào Chợ Lớn. Khỏi đồn non
trăm thước là khu vực ta kiểm soát, bấy giờ cây cối sầm
uất. Quân ta hoạt động đến tận khu vực Trường Thi, hành
dinh lớn nhất của giặc, và Mô Súng (góc đường Cách
mạng tháng Tám và Kỳ Đồng) như lời cụ Đồ Chiểu ca
ngợi bài văn tế Trương Định.
Trở lại câu chuyện, cô Hai lo thu góp lương thực
cho đại đồn Phú Thọ. Tri, người yêu đầu tiên của cô,
từng tham gia nghĩa quân trong tình hình mới, hai
người thường gặp nhau, ít khi bị dư luận soi mói. Đồng
bào đang lo giữ nước. Người chồng cô Hai căm tức khi
nghe quân hầu báo cáo thái độ thân mật của cô khi gặp
Tri, nhưng Tri không phải là quân sĩ dưới quyền chỉ
huy trực tiếp thì khó bề gọi đến để chửi mắng trả thù.
Tên lãnh binh theo dõi, thưởng tiền cho quân hầu với
vài lời căn dặn: “Bọn mi làm nhanh, để ta rảnh trí”.