ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 31

31

nhận con trai, con gái từ vùng cao, vùng núi mua về
làm nô tì. Nô tì được kết hợp thành vợ chồng, cày cấy.
Mỗi nhà giàu có điền nô (đầy tớ làm ruộng) đến năm,
sáu mươi người, trâu bò đến ba bốn trăm con, cày bừa
cấy gặt bận rộn không hở tay.

Gia Định Thành Thông Chí

của Trịnh Hoài Đức

cũng chép các chúa Nguyễn chiêu mộ lưu dân từ châu
Bố Chánh trở vô Nam đến ở khắp nơi.

Đó là việc các chúa Nguyễn. Trong cuộc phân tranh

với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài họ cần mở rộng địa bàn,
củng cố thế lực. Đưa dân vào Nam khẩn hoang là nhằm
mục đích đó. Nhưng chúng ta được biết rằng trước khi
các chúa Nguyễn tổ chức chiêu mộ dân đói khổ đã tự
động, lẻ tẻ bỏ quê quán ở miền Trung vào Nam làm
ăn đã nhiều, có điều là sống rải rác, ít có tổ chức và ít
được bảo vệ.

Những người dân đi khẩn hoang vào Nam gặp

nhiều khó khăn nơi đất mới, bùn lầy nước đọng, muỗi
mòng rắn rết, v.v... nhưng họ không sờn lòng vì dù
sao thú dữ trước mặt cũng không ác bằng quan lại, vua
chúa nơi quê nhà. Để khuyến khích di dân vào Nam,
chúa Nguyễn đề ra luật lệ ban đầu đơn giản, rộng rãi
(mà thật ra họ muốn kiểm soát cũng không được).
Người khẩn đất vùng Biên Hòa có thể nộp thuế vùng
Gia Định, tự mình khai loại ruộng tốt xấu, diện tích
cũng căn cứ theo lời khai, không ai đến ruộng xác
minh. Đo lường chưa thống nhất, tùy thói quen địa
phương. Dụng ý nhà cầm quyền là khuyến khích dân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.