ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 32

SƠNNAM

ĐẤT

GIA ĐỊNH

XƯA

khai khẩn, để lập thôn xã; khi có điều kiện, với năm
bảy người chịu đứng đơn, bảo đảm nộp thuế cho cấp
trên là được. Thuế điền ở vùng đất mới dễ ẩn lậu, giá
biểu cũng rẻ hơn ở Trung Bộ.

Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh (tên thật là Kính)

nhận chức kinh lược vào Nam để sắp xếp về hành chính.
Trên dự kiến lớn, đặt ra phủ Gia Định, phủ này chia ra
hai huyện là huyện Phước Long gồm Biên Hòa, Bà Rịa
sau này và huyện Tân Bình ăn từ sông Sài Gòn về phía
Tây Nam, đến sông Cửu Long, tùy khả năng khai khẩn
trong tương lai mà định thêm. Do đó, tên đất Gia Định
ngày xưa gồm cả Nam Bộ, với trung tâm hành chính,
quân sự, quan trọng là Bến Nghé - Sài Gòn. Năm đó,
đất đai đã mở rộng 1.000 dặm, dân số khoảng 4 vạn
hộ. Khi đi đánh thắng, rút quân về tới giữa chừng, ông
mang bệnh rồi chết năm 1700, nơi dừng quân gọi là Cù
lao Ông Chưởng (tức Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh)
để nhớ ông.

Phủ Biên Tạp Lục

nói chúa Nguyễn chiêu mộ những

người “có vật lực”, ta hiểu đó là những người có tiền
bạc, dụng cụ khai khẩn. Muốn khẩn hoang, phải có vốn,
thêm nhân công. Vốn để thuê mướn, kể cả mua nô tì và
phải dư của để ăn trong những năm đầu chưa thu được
hoa lợi từ đất mới khai khẩn. Chẳng những cần vốn còn
phải sẵn phương tiện di chuyển (ghe xuồng) để đi lại
vận chuyển sản phẩm ở một nơi nhiều sông rạch như
Nam Bộ.

Những thành phần khác là nô tì, điền nô và lưu dân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.