ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 33

33

Nô tì thường là dân tộc ít người do những người “có

vật lực” được phép công khai mua tại chỗ, đem theo
vào đất mới để phục dịch. Nam gọi là , nữ gọi là .

Nhưng đông nhất số người đi khai hoang là lưu

dân, lúc đầu làm mướn cho điền chủ, điền nô trực tiếp
cầm dao búa phá rừng, cầm cày vỡ ruộng. Đó là những
người đem sức lao động để bán, ngoài ra không còn gì
khác để có thể tự mình làm ăn sinh sống được nơi xa
lạ mới đến.

Lưu dân

là dân lưu tán, bỏ quê quán, bỏ làng xã mà

đi làm ăn tha phương, nơi nào thấy được thì ở lại làm
ăn ít lâu, không chịu được nữa thì đi nơi khác. Về mặt
luật lệ, chúa Nguyễn vẫn phỏng theo nhà Lê, chỉ thay
đổi chút ít cho hợp với miền Trung. Dân chia thành hai
loại: chánh hộ (gốc ở tại làng) và khách hộ (từ nơi khác
đến), dân khách hộ nạp thuế nhẹ hơn dân chánh hộ.

Mỗi loại hộ được chia thành tám hạng: tráng, quân,

dân

(ba hạng đầu này gồm người trẻ, khỏe), lão (già), tật

(tàn tật), cố (làm mướn), cùng (nghèo) và đào (trốn). Tám
hạng đều chịu đóng thuế đầy đủ. Nếu là thuộc khách hộ
thì các hạng tật, cố, cùng, đào được miễn thuế. Đây là sự
xếp hạng về nguyên tắc để tính thuế, trong trường hợp
làng xã thấy thuế quá cao, dân không đóng nổi thì cho
khiếu nại, xin sụt hạng, thí dụ hạng tráng xuống hạng
cố,

hạng cố xuống hạng cùng, hạng cùng xuống hạng

đào

! Trong mẫu đơn xin sụt thuế có câu: “Từ năm... đến

nay, các hạng nghèo khổ xiêu tán đi biệt, xã tôi nhiều
lần phải đền các thuế sai dư cho họ...”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.