ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 35

35

Lưu

: tức là bị đày, gồm ba bực từ 2.000, 2.500 tới

3.000 dặm, lấy kinh đô làm trung tâm. Tội lưu khác với
tội đồ ở chỗ vĩnh viễn không được trở về nguyên quán,
vì vậy vợ con ông bà cha mẹ có thể đi theo. Nơi đi đày
do quan trên định, thường là những vùng hẻo lánh ma
thiêng nước độc.

Tử hình

: xử tử, có ba bực giảo (thắt cổ), trảm (chặt

đầu), lăng trì (phanh thây).

Luật lệ cũng cho phép dùng tiền để chuộc tội đối

với người già, tàn tật, trẻ con. Quan to, có công, trong
một vài tội trạng cũng được dùng tiền chuộc tội. Thể
thức dùng tiền chuộc tội tạo cơ hội cho quan lại vo tròn
bóp méo, ngụy biện để ăn hối lộ.

Tội lưu đày liên quan nhiều nhất đến việc khẩn hoang

ở Đồng Nai - Gia Định. Khi lãnh án, phải thi hành trễ
nhất là trong vòng hai tháng. Bình thường thi hành ngay
trong vòng mười ngày, tội nhân mang gông, xiềng đến
nơi chỉ định bị đày, chịu đánh thêm một trăm trượng.
Không được đánh trước khi đi, sợ sẽ chết dọc đường.

Trên nguyên tắc, người mắc tội đồ chỉ làm khổ sai

trong tỉnh, nhưng thực tế phải lưu qua tỉnh khác. Đời
Minh Mạng, năm 1836, người mắc tội đồ, dù đã mãn
hạn nhưng làng sở tại không chịu bảo lãnh thì lập tức bị
phát phối đến tỉnh khác làm lính hoặc phục dịch ở trạm,
điếm. Năm Minh Mạng thứ ba (1822) ra lệnh phát phối
một số khá đông tù đồ vào Gia Định và ra Bắc thành.

Luật lệ phong kiến gắt gao cộng với quan lại ức hiếp

đủ điều, khiến cho nhiều người dân lành trở thành tội

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.