SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
nhân. Chưa kể trường hợp thù oán cá nhân và vu khống,
hoặc quan đòi ăn hối lộ mà người dân không đủ tiền nộp
mà thành tội. Ăn trộm vặt cũng bị xử tội đồ hoặc tội lưu.
Cũng bị xử tội đồ những ai bán ruộng không do mình
sở hữu, những ai làm hư lúa trong kho nhà nước, con
đánh cha mẹ, nô tì chửi chủ nhà, vô tình hay cố ý gây
hỏa hoạn thiệt hại nhà lân cận... Bị xử tội lưu, những ai
đánh đập người thu thuế, chế biến thuốc độc, cất chùa
miễu không xin phép, vô tình hay cố ý để phạm nhân
trốn, người ở thông dâm vợ chủ nhà...
Người hành nghề phù thủy có thể mắc tội đồ hoặc tội
lưu nếu xướng ra tà thuyết với ẩn ý chống lại triều đình.
Người không có chỗ ở nhất định, không làng nào
chịu lãnh, sống bềnh bồng, bị coi là phần tử xấu.
Phát viễn sung quân, lưu phát vi quân
cũng là một
loại hình phạt phổ biến, nằm ngoài phạm vi ngũ hình
(xuy, trượng, đồ, lưu, tử hình) kể trên. Bài Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc
của Đồ Chiểu ca ngợi những nghĩa sĩ tự
nguyện đánh giặc, không phải bị bắt buộc sung quân:
“Chẳng phải ăn cướp, án gian đày tới mà vì binh đánh
giặc cho cam tâm. Vốn không giữ thành, giữ lũy bỏ đi
mà hiệu lực theo quân cho đáng số”.
Thời trước, việc cưỡng bách người có tội gia nhập
quân đội, xung phong trong trận đánh, chịu làn tên mũi
đạn, đóng quân nơi hiểm yếu là việc phổ biến, được xem
là sự khoan hồng đối với những người có tội nặng hơn
mức lưu, đồ nhưng chưa tới mức tử hình. Kẻ mang tội
đồ, khi khổ sai phải mang xiềng nhưng khi vào lính thì