SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
thể đem mua bán với nhau như người ta mua bán trâu
bò, bàn ghế vậy. Loại giấy tờ mua bán nô tì gọi là bạch
khế
, không có ấn son, chỉ có giấy trắng mực đen mà thôi.
Vua chúa có quyền bán người can án nặng cho điền chủ
làm nô tì, giấy bán này có ấn son nên gọi là hồng khế.
Trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn có lúc nói
mới khẩn hoang miền Đồng Nai - Gia Định, các điền
chủ mua nô tì từ miền rừng núi, có lẽ là ở các dân tộc
ít người ở Bắc Bà Rịa - Biên Hòa. Một nhà nghiên cứu
cho rằng đa số nô tì thuộc nhóm người Mạ (Châu Mạ).
Trong thực tế, những người vùng cao không quen
làm ruộng nước, chủ nhà chỉ dùng họ trong những dịch
vụ như gánh nước, xay lúa, bửa củi mà thôi. Vì vậy, họ
sớm được trả tự do, cưới vợ, cất nhà riêng. Điền chủ
thấy nuôi họ lâu, tốn cơm mà không sinh lợi, tập tục
lại không hợp, khó quản lý. Họ không quen làm ruộng
nước mà quen săn bắt, đốt rừng tỉa lúa và sống lưu động.
Người mắc tội lưu, tội đồ bị bắt làm lính lắm lúc
trở thành lực lượng đáng kể chống lại triều đình. Vụ
khởi binh của Lê Văn Khôi nổ ra và cầm cự được lâu
dài vì đó là những người cầm gươm, cầm giáo trong
đội quân Bắc Thuận hồi lương đóng tại Bến Nghé lúc
bấy giờ xuất thân là nông dân mắc tội đồ, tội lưu. Vụ
khởi nghĩa lan tràn tới khắp lục tỉnh, tận An Giang, ra
đảo Phú Quốc, cũng vì triều đình bấy giờ gồm một tỷ
lệ đáng kể là “án cướp án gian đầy tới mà vi binh đánh
giặc” hoặc “giữ thành, giữ lũy bỏ đi mà hiệu lực theo
quân”. Xét như vậy ta thấy rõ hơn thành phần phức tạp