SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
xác về năm xây dựng, tuy còn đứng vững với thời gian
do các vật liệu xây dựng vững chắc (ô dước), người địa
phương tôn trọng, không phá bỏ với ý nghĩa để người
khuất mặt phù hộ làm ăn. Ta còn gặp nhiều tên đất, tên
rạch, tên xóm mà không còn ai giải thích nổi với bằng
cớ, đủ sức thuyết phục. Phần lớn mồ mả trở thành mả
lạn, đá ong không chịu nổi mưa nắng nhiệt đới trong
vòng trăm năm, chưa kể trường hợp dòng họ xiêu tán,
phần mộ bị bốc lên. Gia phả còn lại thì quá ít, thường
ghi theo trí nhớ của người đời sau trong gia đình điền
chủ hay quan chức.
Ta tạm dựa vào những gia phả của một số nhân vật
được nhắc nhớ vào đời Gia Long và đời sau. Ở đời,
xấu thì che, tốt thì khoe; ai chịu ghi rằng tổ tiên đời
trước là dân lưu đày, dân tội đồ, hay trôi sông lạc chợ,
hoặc đã từng theo Tây Sơn, hay từng dính líu xa gần
với “loạn” Lê Văn Khôi? Hoặc thời Pháp đến, ai dám
kể rằng ông cha mình từng quan hệ với nghĩa quân của
Trương Định, Nguyễn Trung Trực và Thủ khoa Huân?
Vì vậy, may ra chúng ta chỉ tìm được gia phả những
người có công trạng với triều đình nhà Nguyễn hoặc
với thực dân Pháp mà thôi. Lý lịch, gia phả của một số
nhân vật cho biết như sau:
Ông cố nội của bà Từ Dũ là Phạm Đăng Dinh, từ
Quảng Ngãi vào giồng Sơn Qui (Gò Công) lập nghiệp,
với nghề nông, phần mộ hãy còn ở Sơn Qui. Cha của
Phạm Đăng Dinh là Phạm Đăng Tiên có ăn học, làm
chức huấn đạo. Cha làm huấn đạo, con vào Nam làm