41
dân, mang theo chút ít học thức. Nguồn gốc xa xưa
nhứt còn ghi chép được của dòng họ này là Phạm Đăng
Khoa, đời Hậu Lê, theo Nguyễn Hoàng từ Thanh Hóa
vào xứ Thuận Hóa. Khi đến khai thác giồng Sơn Qui,
Phạm Đăng Dinh là điền chủ, con là Phạm Đăng Long
ở ẩn dạy học, nhờ vậy, cháu nội là Phạm Đăng Hưng
mới đỗ đạt tại trường thi Gia Định.
Trần Hưng Đạt, cha vợ của Gia Long, có người cha
tên Quế, đời Nguyễn Phúc Chu, làm tri phủ ở Thừa
Thiên, sau theo quân đội lập công, đã từng làm ký lục ở
Trấn Biên và Hà Tiên, gốc gác dòng này ở Thanh Hóa.
Ông nội của Lê Văn Duyệt là người Quảng Ngãi
vào Định Tường, cư ngụ tại vàm rạch Tà Lọt (nay là xã
Hòa Khánh). Ta phỏng đoán đây là những người khẩn
hoang đầu tiên.
Huỳnh Đức, sau được ăn họ Nguyễn, gọi là Nguyễn
Huỳnh Đức, sanh năm 1748 tại giồng Cai Yến (nay
nói trại là Cánh Én, tỉnh Long An) là con một vị võ
quan triều Lê (cai đội Huỳnh Công Lương) đến đây lập
nghiệp khá sớm.
Năm 1832, hai viên xã trưởng và lý trưởng ở Chợ
Gạo kể rằng ông cố của họ đã từ Quảng Nam vào Chợ
Gạo khai phá, lập làng.
Năm Minh Mạng thứ 21 (1840) các tổng đốc Vĩnh
Long, Định Tường, Gia Định, Biên Hòa và An Giang
được lịnh đưa những người nghèo không phải tù ra Côn
Đảo lập nghiệp, trên nguyên tắc tự nguyện, người đi
được trợ cấp tiền bạc, đất tốt, nông cụ, trâu bò.