SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
nữa hay sao”. “Làm nghịch làm sao mà ở giữa chợ mà
làm? Kìa như Nguyễn Trung Trực, Lãnh Định, Thiên Hỷ,
Thủ khoa Huân v.v... muốn cử sự chống trả với nhà nước
thì phải chiếm cứ chỗ nào cho hiểm địa mà đã được hay
chưa, cái cổ còn dính hay đã đứt?”
Trần Chánh Chiếu đã biết việc lớn không bao giờ
thành. Trước kia, giới điền chủ, một số công chức ủng
hộ phong trào, dám ăn dám nói chỉ vì tin cậy vào ngoại
viện quân sự của Nhật để đánh Pháp; có người được dành
sẵn chức vụ tỉnh trưởng, nếu cách mạng thành công.
Phong trào tan rã, chứng minh giới điền chủ Nam Kỳ
không đủ sinh lực và trí tuệ đánh đuổi ngoại xâm; họ là
những người cơ hội, vì thực dân Pháp đảm bảo cho họ
khá nhiều quyền lợi như khẩn đất, địa tô cao cho vay
nặng lời... theo kiểu phong kiến. Nhiều người ghi tên
mua cổ phần trong công ty tuy thừa tiền để ăn xài nhưng
không đóng, sợ bị lỗ lã, chờ công ty thâu lợi chắc chắn
thì họ sẽ đóng sau!
Năm 1909, nhà thơ Nguyễn Liên Phong nhận định,
khi phong trào tan rã:
Nước Nam nhơn tánh ở đời,
Ghét người thắng kỷ, sợ người hóa nghi.
Vậy nên các hãng, công ty,
Nhát gan, nhỏ bụng ít khi lập thành...
Cuộc Minh Tân chẳng được nông dân hưởng ứng
vì không hề nói đến giảm địa tô. Trái lại, vài bài báo
của Lục Tỉnh Tân Văn cho rằng nông dân vì lười biếng,
không lo xa, ham cờ bạc nên mãn đời túng trước hụt sau.