ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 421

421

Ai ơi, đừng ham hốt bạc ghe chài,
Cột buồm cao, bao lúa nặng, tấm đòn dài khó đi
Vai mang chiếc nón rách, tay xách cỗ quai chèo,
Thương con nhớ vợ, phận nghèo anh phải đi...

*

* *

Vào những năm đầu thế kỷ XX, bọn phong kiến

“công thần”

lúc Pháp mới xâm chiếm lần hồi chết, hưu

trí, bị sa thải, họa chăng còn Tổng đốc Phương sống với
tuổi già. Tổng đốc Lộc chết, lãnh binh Tấn chết quá sớm,
Trương Vĩnh Ký cũng mãn phần. Thực dân từ buổi đầu
cố đào tạo một số trí thức khoa bảng nhưng không đạt
kết quả mong muốn. Lê Công Phụng, con nuôi của lãnh
binh Tấn và Trần Bá Hựu, em của Tổng đốc Lộc vào
trường trung học ở La Xây (La Seyne) gần cảng Tu-lông
của Pháp nhưng không đỗ đạt rồi về nước. Người thứ
ba được du học là Nguyễn Quang Nghiêm, anh em cô
cậu với Tổng đốc Lộc, học tại An-giê (Alger, Bắc châu
Phi) cũng không đỗ đạt. Tới người thứ tư là Lê Công
Hoàng, con của Lê Công Phụng học tại An-giê, đậu Tú
tài toàn phần, về nước được bổ nhiệm ngay tri huyện.

Phải đợi lớp sau với trường trung học Mỹ Tho và

trường Bổn Quốc (trường Xách-xơ-lu, nay là Lê Quý
Đôn) thực dân mới đào tạo từng loạt thơ ký đắc lực,
một số đã học chữ nho ở gia đình hoặc ở trường làng.
Làm thơ ký vài năm, tùy theo năng lực, họ dự cuộc thi
tuyển, lên huyện, phủ, đốc phủ. Giới thơ ký, tri phủ này
lần hồi trở thành quan trọng, liên kết với bọn hào mục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.