ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 422

SƠNNAM

BẾN NGHÉ

XƯA

để cầu cơ thời cuộc, khẩn đất ruộng, trở thành điền chủ
rồi kinh doanh thương mãi, công nghệ hoặc cho con cái
học bên Pháp đỗ đạt. Họ phát triển công việc làm ăn,
từ sau Đệ nhất thế chiến.

Nam Kỳ là thuộc địa mà Pháp đặt cơ sở với mục

đích chiếm cứ vĩnh viễn, đóng vai trò nước Pháp mới
ở châu Á (Nouvelle France d’Asie). Một số công trình
xây cất rêu rao cho mưu đồ ấy như: Nhà thờ Đức Bà
(1877-1880), Tòa án (1881-1885), Dinh Thống đốc Nam
Kỳ còn gọi là dinh Gia Long (1885-1890), tòa Đô chánh
(1900-1908). Trên cao của tòa án đắp hình nữ thần Công
lý, tay cầm gươm, tay cầm bộ luật, hai bên là người đàn
ông với người đàn bà Việt Nam với y phục cổ truyền,
vóc dáng nhỏ thó, không thoải mái. Mặt tiền của tòa Đô
chánh phô bày người thiếu phụ tràn đầy sinh lực tiêu
biểu cho nước Pháp. Hai bên là hai cậu bé con tiêu biểu
cho thực dân nhìn lên mẹ, cậu bên này chế ngự cọp dữ,
cậu bên kia dâng lên một món dường như là cờ, hoặc
phù hiệu. Dinh Gia Long thành hình với mục đích làm
nhà Bảo tàng thương mãi, đắp hình thần thương mãi với
nào là cá, sấu, chim gợi khung cảnh nhiệt đới. Bá Đa
Lộc, hoàng tử Cảnh được đề cao ngoài pho tượng đặt
năm 1902 trước nhà thờ Đức Bà thì phần mộ gọi “Lăng
Cha Cả”

chiếm gò đất cao ráo ở ngoại ô với vườn xoài

trở thành nơi du ngoạn, theo con đường vòng từ tòa Bố
Gia Định qua vườn mít Phú Nhuận, đến Lăng rồi tiếp
qua đường nay là Lý Thường Kiệt hoặc theo hương lộ
14 đến Phú Thọ. Kiểu du ngoạn thời trang của người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.