SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
báo chữ Pháp dùng bản tin vắn tắt của thông tấn Ha-va
(Havas), báo chữ Việt chú trọng vào báo mua từ Hương
Cảng, dịch lại. Thơ bát cú với những bài họa vận đăng
quá nhiều trên báo Việt, hoặc truyện Tàu dịch lại. Lý
do là thiếu tin tức.
Có năm sáu nhà in hoạt động: nhà in Sài Gòn
(Impimerie Saigonnaise), nhà in Phát Toán, J. Viết
chuyên xuất bản loại “thơ, tuồng, truyện, tích”. Thơ
lục bát kể chuyện có đầu có đuôi như Lục Vân Tiên,
Bạch Viên Tôn Các, Lâm Sanh
- Xuân Nương, Phạm
Công
- Cúc Hoa, Trần Minh Khố Chiếu... Tuồng hát
bội, năm 1909 đã thấy bán Kim thạch kỳ duyên, Đinh
Lưu Tú,
tuồng Ô thước, Phó hội Giang Đông, Kim Long
- Xích Phụng... Truyện Tàu, sớm nhứt là bản dịch Tam
Quốc, Đông Châu Liệt Quốc, Tái Sinh Duyên,
Chung Vô
Diệm.
Lại có sách mỏng, loại bình dân dạy chữ nho như
Huấn Tử Cách Ngôn.
Ngoài ra còn sách linh tinh dạy
xem tướng, xem gà nòi (gà chọi), dạy đờn kìm, truyện
đời xưa Á Rập, Tiếu lâm, Tiếu đàm, hò xay lúa, câu hát
huê tình. Người mù ăn xin đờn độc huyền, nói thơ Vân
Tiên ở chợ, dốc cầu, bến đò. Thơ Văn Doan, thơ thầy
Thông Chánh một thời lưu hành với nội dung tích cực
chống phong kiến, thực dân, về sau bị cấm.
Bọn cai trị giải tán các đơn vị làng xã ở nội thành,
đình chùa bị dẹp, chỉ có nhà thờ Công giáo cất lên đồ
sộ mà thôi. Suốt nhiều năm dai dẳng, đồng bào phải đến
ngoại ô để hái lộc, cầu quốc thái dân an, nhớ tưởng “sơn
hà xã tắc”
. Nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lý ấy và để