427
trục lợi, từ những năm đầu thế kỷ một số công chức già
nghĩ ra công trình trùng tu Lăng Ông, tức là phần mộ
của Tả quân Lê Văn Duyệt, Tổng trấn Gia Định thành.
Miếu thờ Lê Văn Duyệt, phía sau Lăng trở thành một
kiểu đình thành hoàng ở mức siêu đẳng với bao nhiêu
giai thoại: Tả quân họ Lê cai trị nghiêm khắc với dân
nhưng cũng dám thách thức vua Minh Mạng. Khi vua
Minh Mạng trả thù bằng cách san bằng nấm mộ, đặt tấm
bia xác nhận bản án lên trên thì “lúc trời âm u, đêm yên
tĩnh, có tiếng ma quỷ khóc than, hoặc tiếng ồn ào người
và ngựa qua lại, dân cư nơi đó không dám lại gần, người
đi đường đều dời lối khác để tránh đi”
.
(1)
Kiểu hùng khí
như Quan Vân Trường trong truyện Tam Quốc; lại còn
sự ám ảnh của âm binh vùng Mả Ngụy không xa. Muốn
thề thốt, cầu tài lộc, khấn nguyện quốc thái dân an thì
đến Lăng. Nhưng nước đã mất, đâu phải xin xăm mà
cứu lại được? Huống gì tả quân họ Lê lúc còn sống chỉ
chống đối Minh Mạng ở điểm duy nhất: Tả quân muốn
mở cửa cho cố đạo vào truyền giáo, muốn giao thiệp
tử tế với bọn thương gia Pháp, với lập luận lúc nguy
nan của Nguyễn Ánh, Bá Đa Lộc từng cứu giúp. Trong
quyển hồi ký về xứ Huế, con của Xe-nhô (Chaigneau,
tên đánh thuê) ca ngợi công khai Lê Văn Duyệt là người
bạn tốt của Pháp.
Nhóm người lớn tuổi từng hy vọng vào phong trào
Cần Vương đã thất vọng, mặc dầu nghị lực có thừa. Một
1 Giá Sơn Kiều Oánh Mậu, Bản Triều Bạn Nghịch Liệt Truyện đã dẫn,
trang 67-69. Sách này soạn vào năm 1901.