SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
Người Hoa lắm khi ghé Sài Gòn mươi hôm để dò
xét làm ăn rồi mới đi Phố Mới (Singapore), hoặc trở
lại, lên Phnôm Pênh qua Thái Lan. Người Ấn trầm lặng,
nghèo thì nuôi dê lấy sữa tươi hoặc bán cà-ri, giàu thì
bán vải, cho vay, đổi tiền. Đặc biệt người Ấn ở nhượng
địa thường mang Pháp tịch, được ưu đãi, làm cảnh sát,
lục sự. Hàng hóa ra vào cảng tăng gia về khối lượng.
Thủy thủ nước ngoài nào Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, Đan
Mạch, Hy Lạp... giao tiếp với dân bến tàu để đổi chác
riêng, ăn uống, giải trí lăng nhăng. Sông rộng đón gió
từ ngoài khơi thổi đến như thăm hỏi. Còi tàu giục giã,
mời mọc. Gió phương Tây, gió phương Đông và gió từ
trong nước thổi mạnh. Phong trào Duy Tân ở khắp Bắc
Trung Nam tuy thất bại nhưng dư âm còn rền. Nước
ta mất, cắt làm ba mảnh; muốn ra Bắc, ra Trung, lên
Cam-pu-chia, qua Lào, phải xin giấy thông hành như
nhau. Nhật Bổn đang trên đà sản xuất lớn, trước kia chỉ
là nước phong kiến, bế quan tỏa cảng, kém sút. Bên
Trung Quốc, vua chúa Mãn Thanh đang lê lết ngày tàn
lụn. Trừ một số ít người giàu thì đa số người Pháp ở
Sài Gòn đều xuất thân là tiểu tư sản, con điền chủ nhỏ,
dân miền biển, dân miền núi thích phiêu lưu hoặc người
Pháp lai da màu từ những hải đảo sớm trở thành thuộc
địa Pháp. Họ qua Sài Gòn vì được ưu đãi, tin cậy. Họ
tập tành hưởng thụ, chiều chiều tụ họp trao đổi tin tức
vụn vặt về đời tư của người này người nọ, hoặc về tình
hình thế giới. Địa điểm là cột cờ Thủ Ngữ. Hoặc họ đi
dạo tận cầu Tân Thuận, nơi có cây đa to và gió mát,