463
Ông thân hiện có bịnh bại, đang ngồi rũ ở nhà dịch tự
điển Khang Hi. Ông Ninh có chịu cái bịnh di truyền ấy
nhiều ít... Thế mà ông ghét đám thanh niên ăn mặc sung
sướng, đi ra nửa bước đã ngồi xe, ông muốn bày ra một
cách sanh hoạt tự do, mà “cần lao” như dân đi làm rừng
rẫy; quần áo vải bô, chiếc nóp, đãy cơm, bầu nước, rồi
là mênh mông đâu cũng là nhà. Ông nói: ở trong nhà
ông thấy kèo cột nó đè ông, ông không chịu được! Ông
lại cũng hay hát câu: “La terre entière appartient aux
vagabonds”
. Dịch rằng: “Một bầu thế giới mênh mông,
dành riêng cho kẻ bềnh bồng phiêu lưu
” . Tội nghiệp
thay, những người giu giú trong nhà”.
Về văn chương, thi phú (thời xưa gọi thơ tuồng,
truyện tích), tính bình dân phải rõ nét thì mới thu hút
được độc giả. Trương Vĩnh Ký, nhà học giả có tầm cỡ
trong bối cảnh Sài Gòn cuối thế kỷ thứ XIX đã gây
được sự mến mộ nhờ phong cách bình dân, áo dài đen,
đi giày hàm ếch, khăn đóng, đặc biệt là hớt tóc, tuy tiếp
xúc thường xuyên với người Pháp. Châm ngôn của ông
là “Thường bả nhất tâm hành chánh đạo” rút từ luân
lý Khổng Mạnh, được hiểu là quan điểm “chánh đạo”,
tùy thời, thành thật. Bài thơ sau cùng của ông nhằm tự
phán xét: “Học thức gởi tên con sách nát. Công danh
rốt cuộc cái quan tài... Cuốn sổ bình sanh, công với tội.
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai
”. Đương thời, Trương
Vĩnh Ký không xin nhập quốc tịch Pháp, chú trọng việc
giới thiệu những gì thích hợp với giới bình dân và trung
lưu: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Gia Định Thất Thủ,