SƠNNAM
NGƯỜI
SÀI GÒN
Vịnh thơ Mẹ dạy con, bài phú Học trò nghèo, Chuyện
đời xưa, Chuyện khôi hài.
Trong tập san “Thông loại
khóa trình
”, ông ghi chép nào ca dao, câu thai đố, giải
thích tục lệ người Việt, sưu tầm nhiều bài phú, bài vè.
Huỳnh Tịnh Của đã sao lục áng văn lừng danh của Đồ
Chiểu “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, ông dư hiểu bài
ấy không có lợi cho thực dân. Ngoài chuyện giải buồn,
còn Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, ấn hành năm 1896, một
công trình đáng kể về khối lượng và chất lượng, ghi
lại lời ăn tiếng nói của mọi giới ở vùng Đồng Nai (quê
ông ở Bà Rịa). Những tiếng lóng, tiếng thông dụng mà
các nhà “bác học” mãi đến nay còn do dự, chưa ghi
vào tự điển vẫn có mặt trong quyển tự vị này: bánh
hỏi, mười hai mụ bà, mười ba đức thầy, bòng bong
(bữa thấy bòng bong che trắng lớp); thí dụ như ở chữ
“trâu”, nào thả trâu, cầm trâu, ra cần trâu, đánh như
đánh trâu, bắt vạ một trâu... Huỳnh Mẫn Đạt, Cử Trị,
Thủ khoa Huân được nhắc nhở, nhờ thơ ca mang tính
bình dân, dễ tiếp thu.
*
* *
Không đánh kẻ đã thất thế, “té ngựa”. Có lỗi, hễ
xin lỗi thành thật, thì bạn bè thông cảm, bỏ qua. Đã là
bạn, nói chuyện bình đẳng, ưa người dân bình thường,
không ưa kẻ xưng chức tước, quan quyền. Người giàu
phải giữ thái độ khiêm tốn trước bạn bè, tự xem như
“kẻ nhà nghèo” nhưng có nhiều tiền hơn bạn mà thôi.