497
ra cái chìa khá dài như chiếc đũa, như cái chìa vôi. Năm
ba người ăn một con, nào gỏi; xào, nấu cháo, uống chút
rượu, ngủ trên võng rồi trở về khi xế chiều. Bày bán tại
tư gia, bầu không khí thân mật.
Cơm bình dân, thời trước 1945 mãi ghi dấu ấn trong
lứa tuổi già 70 tuổi, còn gọi cơm “thất nghiệp” hoặc
“cơm lâm vố” (rabiot) tiếng lóng của nhà binh Pháp,
chỉ phần ăn bổ sung nếu người lính ăn hết phần tiêu
chuẩn mà chưa no. Cũng có nghĩa “cơm thừa cá cặn”
do giới đấu thầu mua lại pha chế, thêm gia vị, nấu sôi
để sát trùng, rồi bán, chất lượng còn khá cao, từng
cục thịt bò. Cơm “lâm vố” bày bàn bên đường, ngang
hông Đông Dương ngân hàng, người thất nghiệp thường
hài hước; “dạo này tôi ăn cơm lâm vố, làm việc băng
Anh-đô-sin”. Tình trạng ấy đã là dĩ vãng xa xưa, nhưng
cơm bình dân vẫn là nhu cầu lớn. Nhiều tiểu thương ở
ngoại thành (Hóc Môn, Bà Điểm, Bình Chánh...) đến
nội thành mua bán, đến xế chiều mới về, chưa nói đến
khách vãng lai. Ngày bình thường và nhứt là dịp gần
Tết. Người qua lại chợ Bình Tây, chợ Cầu Ông Lãnh,
từ miền Tây, hoặc miền Đông Nam Bộ, Nam Trung
Bộ. Món ăn “tự chọn” phổ biến nhứt là cơm dĩa, dùng
muổng nĩa với thịt sườn heo nướng, hoặc vài con tép,
trứng chiên, thịt heo quay, trứng vịt kho. Cơm dĩa lúc
ban đầu là sáng kiến của người Hải Nam, làm đầu bếp
cho người Âu, áp dụng cho giới bình dân. Chợ Bến
Thành từ xưa nổi danh nơi bán cơm ngon, sạch và rẻ
nhứt, lắm người ở Sài Gòn chưa biết điều ấy. Vì cạnh