ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 500

SƠNNAM

NGƯỜI

SÀI GÒN

Là bến cảng, người địa phương ưa thích xài hàng

nước ngoài vì có phẩm chất tốt, nhứt là vì tò mò, muốn
khoe thời trang với bạn bè. Nước Pháp nổi danh thế
giới, hồi trước 1945, với nhiều mặt hàng xa xí phẩm:
phấn son, nước hoa, kiểu quần áo, đồ thủy tinh, nhứt là
rượu. Rượu chát (rượu vang) từ cuối thế kỷ XIX đã đưa
đến từng thùng, nguyên chất để vô chai, dán nhãn tại
Sài Gòn, bán giá rẻ, nhứt là rượu sản xuất từ An-giê-ri
(Algérie) hoặc miền Nam nước Pháp (Roussillon), gần
bến cảng của Pháp, sở phí nhẹ. Một thời, giới lao động
có thể uống rượu chát Rút-xi-dông (Roussillon) nhãn
hiệu con dơi. Dù (ô) làm tại Pháp, nhằm cung ứng cho
thuộc địa, phẩm chất tốt, giá vừa phải, chưa kể xà bông
thơm hiệu Cô Ba, nhằm thỏa mãn cảm quan của người
Sài Gòn và các tỉnh, lại còn thuốc Tây dược của Pháp,
ta quen dùng.

Sài Gòn ngày Tết, từ cuối thế kỷ XIX, mãi đến trước

1975, hơn một thế kỷ, hàng nước ngoài đổ xô vào, đặc
biệt từ Hương Cảng, Singapore, thậm chí, nào nhang,
đèn cầy, tranh trang trí (in màu truyện Tam Quốc, Phong
Thần) thêm cam quýt, nho, lê, táo, chà là (đặc sản của
châu Phi). Hồi đầu thế kỷ, từ Hương Cảng, Sán Đầu
chở đến những chậu hoa tươi (cúc, mẫu đơn). Chưa nói
đến thuốc Bắc, các vị thuốc dùng cho Đông y phần lớn
đều nhập.

Thời Mỹ, nhiều hàng tiêu dùng tràn ngập, từ Nhật,

Mỹ, Pháp, Anh. Là bến cảng giao lưu thuận lợi với Đông
Nam châu Á và phương Tây, người trung lưu dễ tìm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.