ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 502

SƠNNAM

NGƯỜI

SÀI GÒN

ăn tại chỗ, là phong lưu, đúng điệu, phù hợp với “đám
đông” (ăn bò bía, gỏi đu đủ với gan bò).

Về lòng yêu nước, tinh thần chống thực dân Pháp,

Mỹ, phải là chuyên đề, ở đây tạm đóng khung trong
phạm vi truyền thống gọi là “hào khí Đồng Nai”. Thoạt
tiên, là lời khích lệ của chúa Nguyễn, khi “tẩu quốc”,
được sự giúp đỡ về nhân lực, tài lực, vật lực. “Tấc đất
ngọn rau ơn Chúa”. Trong buổi đầu, đất rộng người thưa,
nhờ chánh sách tương đối buông lỏng (vì thật ra bọn
quan lại khó kiểm soát) nhiều người Việt từ miền Nam
Trung Bộ, Thanh Nghệ Tĩnh, thêm lưu dân (gốc nông
dân) từ miền Nam Trung Hoa đến dò thử thời vận làm
ăn dễ dãi hơn ở quê xứ. Ngay phong tục hãy còn dấu
ấn của người miền Nam Trung Bộ và nông dân Trung
Hoa. Về sau, thêm những đợt từ Bắc Bộ vào, gây thêm
sinh lực. Một câu hỏi: Người Sài Gòn và phía đồng
bằng thường mang thành kiến với người Huế, rõ là kỳ
thị địa phương. Xin trả lời dứt khoát: Người Huế, trong
bài phú Cổ Gia Định đã được nhắc tới, với thành kiến,
từ đời Gia Long. Ta hiểu đây là kiểu nói mơ hồ để bài
xích giới tham quan ô lại từ Huế vào, “Thừa Thiên ních
hết”. Lưu dân từ Ngũ Quảng chạy trốn tai họa phong
kiến (đóng đô ở xứ Huế) lại bị bọn quan lại, bọn cường
hào ác bá truy nã theo, tiếp tục bóc lột ở vùng đất lành!

Nhưng “hào khí Đồng Nai” không phải là kiểu “ngu

trung”, mù quáng. Đến khi Lê Văn Duyệt nắm quyền
Tổng trấn Gia Định thành, gây phấn khởi cho Đồng Nai
- Bến Nghé, thì rõ ràng bị vua quan “từ ngoài Huế” kỳ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.