ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 504

SƠNNAM

NGƯỜI

SÀI GÒN

Quan trọng nhứt là sự đoàn tụ Bắc Nam, ngày càng

gắn bó, hiểu nhau hơn, trong quá trình lao động sản xuất,
chiến đấu giữ nước, làm nghĩa vụ quốc tế. Lại còn triển
vọng giao lưu, hợp tác cụ thể với Lào, Campuchia, các
nước láng giềng Đông Nam châu Á.

Vấn đề đoàn kết tôn giáo, nhứt là đạo Phật và đạo

Thiên Chúa quả là không thành vấn đề, toàn thành phố
rộn rịp dịp Noel, Phật Đản, Tết Trung Thu. Đáng giải
thích là tục lệ “thờ cúng ông bà” liên quan hữu cơ với
việc cúng tế ở đình làng, kèm theo hội lễ truyền thống
dịp Tết Nguyên Đán. Truy lý lịch để đánh giá mồ mả,
đình thần là điều không thực tế, quan liêu. Sắc phong ghi
đích danh tên vị thần thành hoàng là điều ít thấy (ngoại
trừ trường hợp Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu,
hoặc thời Bảo Đại phong thần cho người theo Pháp như
Đỗ Hữu Vị). Lệ phong sắc thần, ở Nam Bộ, chỉ có từ
đời Minh Mạng về sau. Việc xin sắc phải trải qua nhiều
thủ tục phức tạp, lắm khi có tiền mà chẳng biết lo hối lộ
cho quan nào. Chờ đợi mươi năm, nhiều làng cử người ra
ngoài Huế để van nài. Phần lớn, sắc phong vào năm Tự
Đức thứ 5 (1852). Ta hiểu đây là thời điểm vua Tự Đức
chú trọng vào chánh sách lập đồn điền ở đồng bằng sông
Cửu Long. Trước nguy cơ xâm lược của Tây phương,
vua quan muốn vỗ về người vùng đất xa xôi để họ gắn
bó với Tổ quốc. Ngay tại Sài Gòn, tuy là đất xưa, nhưng
làng Phú Nhuận lãnh sắc phong cũng vào thời điểm ấy,
quá trễ nải. Làng này xuất hiện từ đời Gia Long, phải
chăng sắc thần cũ đã bị thất lạc, nên xin sắc thần, lần nhì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.