ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 506

SƠNNAM

NGƯỜI

SÀI GÒN

Lớn, với chùa Ông, chùa Bà làm biểu tượng văn hóa;
riêng người Việt thì cố thủ ở đất Gia Định xưa, vùng
Bà Chiểu, với nghề làm lao động và công tư chức. Bà
Chiểu, phải có biểu tượng văn hóa Việt để cân đối với
văn hóa của người Hoa và văn hóa Pháp.

Trường hợp Phan Thanh Giản ở Vĩnh Long, mà

đền Tả quân ở Bà Chiểu có đặt bài vị, tôn thờ từ trước
1894, đáng được lưu ý trong bối cảnh lịch sử đặc thù.
Năm 1866, tại chợ Vĩnh Long, miếu Văn Thánh (thờ
Khổng Tử) thành hình với vật liệu sơ sài, do Phan Thanh
Giản và Nguyễn Thông nhằm khơi dậy lòng yêu nước
của nho sĩ, sau khi mất ba tỉnh miền Đông. Thực dân
đến, miếu hư hao, giới nho sĩ, điền chủ trùng tu lại năm
1903, nhằm đề cao sự hiện diện của văn hóa Việt, vào
buổi người Pháp nâng đỡ việc xây dựng nhà thờ đạo
Thiên Chúa. Năm 1907, phát động phong trào Duy Tân
do cụ Phan Bội Châu làm thủ lãnh thì nho sĩ, điền chủ,
công chức nghĩ ra sáng kiến, được Trần Chánh Chiếu,
một nhân sĩ tích cực nhứt tán thành: Thờ Phan Thanh
Giản ở Văn Xương Các, bên cạnh miếu Văn Thánh.
Việc ấy khiến bọn tay sai thực dân Pháp bực mình, đọc
báo Nông Cổ Mín Đàn năm 1907, ta thấy Trần Bá Thọ
công kích Trần Chánh Chiếu về tội “nghịch đạo”, (theo
nghĩa Trần Chánh Chiếu theo đạo Thiên Chúa mà tham
gia sự thờ cúng, tế lễ Phan Thanh Giản, tức là tà đạo)
Trần Bá Lộc theo dõi phong trào yêu nước này, về sau
chính hắn tìm ra bằng chứng cụ thể việc đưa học sinh
Nam Kỳ qua Nhựt, Trần Chánh Chiếu trả lời trên báo:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.