505
Đình thần tượng trưng cho sự gắn bó của làng mạc
với cả nước, với Tổ quốc. Không sắc thần, phải tạo ra
một nội dung gì đó, trong khi chờ đợi, lắm khi đình
là nơi thờ Quan Công hoặc thờ Cá ông (của giới ngư
phủ, trường hợp đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Kiên
Giang). Phải có đình để bày ra lễ hội tháng Giêng, vui
chơi sau dịp Tết, với hát bội, và những trò chơi truyền
thống (đánh võ, đá gà). Thắp nhang, làm lễ ở đình, với
nội dung nhớ ơn những “Khai quốc công thần”, không
cần lý lịch. Thắp nhang, vái lạy để chứng tỏ mình tôn
trọng đạo làm người, có lương tâm. Chuyện xấu mà ta
làm, bạn bè biết, nếu che giấu được thì thần thánh cũng
biết, thần thánh không biết thì lương tâm ta biết. Người
không tin tưởng gì cả, khó làm ăn với bạn bè vì thiếu
sự tin cậy. Ít ra, ngày Tết cũng khiêm tốn thắp nhang
trước bàn thờ tổ tiên, tại đình chùa. Ngoài tòa án của
chế độ, còn một tòa án cao cả hơn. Đó là lịch sử, là đạo
lý làm người.
Bởi vậy, người vùng đất mới rất hãnh diện khi trong
địa phận thôn xóm mình may ra còn được ngôi đình
xưa, ngôi mộ xưa của vị công thần nào đó, dĩ nhiên là
đời nhà Nguyễn. Lập đình, miếu với nội dung nhớ “cây
cội nước nguồn”. Lần hồi, về tâm lý dân gian, nội dung
biến đổi chút ít. Ở làng Bình Hòa (Bà Chiểu) từ xưa có
đình Bình Hòa, nhưng đồng bào xem đền thờ Tả quân
Lê Văn Duyệt như ngôi đình cao cấp của cả Sài Gòn.
Là thủ đô của thuộc địa Nam Kỳ, mặc nhiên Sài Gòn
bị chia rẽ ra 3 khu vực rõ rệt: khu vực người Hoa ở Chợ