507
“Thờ Phan Thanh Giản vì ông là người biết liêm sĩ, vì
dân nuốt độc” (uống thuốc độc). Đồng bào Vĩnh Long
xem việc tôn thờ Phan Thanh Giản, trong bối cảnh ấy,
là chính đáng, kiểu tranh đấu trong lòng địch, dùng
hình thức hợp pháp, thờ một nho sĩ biết nhục khi để
cho nước mất.
*
* *
Kế hoạch khai thác Đông Dương của Toàn quyền
Đu-me (Doumer) nhằm đào kinh giao thông phía Hậu
Giang, mở đường sắt xuyên Đông Dương, đã nâng mức
sản xuất lúa gạo của Nam Bộ tăng vọt, rồi sau Đệ nhứt
thế chiến, thực dân đầu tư thêm, sanh hoạt trong cả nước
và riêng Nam Bộ đã thay đổi rõ rệt. Tàu thủy, xe đò,
quốc lộ, bến đò Mỹ Thuận, phía Cầu Kho lấp cạn, chợ
Bình Tây thành hình, thêm hãng xưởng, nhà máy xay
xát. Từng lớp tư sản, điền chủ phát triển... đầy sinh lực.
Những cánh đồng cò bay thẳng cánh, công tử Bạc Liêu,
công tử Mỹ Tho; ở mỗi quận, mỗi làng, nhà ngói của
điền chủ mọc lên, mua sắm những mặt hàng tiêu dùng
nhập cảng. Tiểu điền chủ, chủ vườn cây ăn trái, giới phú
nông có thêm tiền bạc. Gánh hát cải lương thi nhau trình
diễn. Ý thức quốc gia, dân tộc vươn lên, nhưng lần hồi
cảm thấy bất lực. Nửa thế kỷ trước, đồng chí Nguyễn
Văn Nguyễn đã phân tích, trên báo Đông Dương số 2
ngày 15-1-1939, (sưu tập lại trong “Tháng Tám, Trời
Mạnh Thu”,
Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1987).