509
Chủ nghĩa quốc gia, (hiểu là hệ tư tưởng phong
kiến tư sản, chống ngoại xâm) đã giải thích tại sao
người Sài Gòn, người ở phía Nam, vẫn nhắc đến Nhà
Nguyễn, với nhiều tình cảm. Tuy hủ bại, nhưng triều
đại này cũng là tiêu biểu cho quốc gia, dân tộc. Ta
thường nghe đồng bào rằng ở địa phương mình còn
dấu tích của Gia Long tẩu quốc hoặc mồ mả ông quan
“Đàng Cựu” nào giếng Tiên, bãi Ngự, bến Ngự, thậm
chí hoàng thân Cường Để đã từng đến. Vì đó là hiện
vật của quốc gia, quý nhất là sắc thần ở đình làng,
những chùa “sắc tứ”. Thí dụ như chùa Giác Lâm ở Tân
Bình được nâng cấp, nhờ vua Thành Thái đến viếng,
xác nhận là “tổ đình”.
Vì bất lực nên nó đầy rẫy sanh lực! Muốn có sanh
lực, phải có cơ sở vật chất “mạnh về gạo, bạo về tiền”.
Ngay ở vùng thôn quê đã định hình, một hai người điền
chủ, ba bốn người phú nông đủ sức đứng ra kêu gọi
dân làng quyên cất đình, chùa; phần còn lại được ban
tổ chức trùng tu ấy bao cấp! Thi đua nhau, sôi nổi để
làng của mình tuy hơi nghèo nhưng không kém làng
bên cạnh: mua cây căm xe từ Campuchia, Hạ Lào, rước
thợ mộc từ Thủ Dầu Một, thợ chạm từ Gò Công, Thủ
Dầu Một, từ Quảng Ngãi, từ Bắc Bộ đến, nuôi dưỡng
đầy đủ, trả thù lao xứng đáng. Đình mô phỏng theo kiến
trúc của Thế miếu ngoài Huế. Chùa cũng theo mô thức
miền Trung, đặc biệt là rất thoáng, kiểu lai tạp, lắm
khi gắn miểng chén kiểu cho sáng sủa (thay cho gạch
men), bao lam, liễn đối thếp vàng, thẩm mỹ của người