SƠNNAM
NGƯỜI
SÀI GÒN
mới làm giàu, thích khoe khoang. Pháp gọi “kiểu thức
đời vua Khải Định”.
Cổng tam quan trước miếu Lê Văn Duyệt, xây dựng
khoảng 1949, một thời đã là biểu tượng văn hóa của
Sài Gòn.
Về kiến trúc của người Pháp gọi “thức kiểu ở thuộc
địa” (Style colonial) được du khách ngoài ham thích, vì
lạ mắt: Bưu Điện, Dinh Gia Long cũ, Nhà hát, khách
sạn Công-ti-năn-tan (Continental), khách sạn Majestic
(nay gọi Cửu Long). Ta nhớ thủ đô La Habana của
Cu-ba từng chịu ảnh hưởng sâu đậm của chế độ thuộc
địa, đã lưu lại nhiều công trình xây dựng, được Ủy ban
UNESCO nhìn nhận là di sản văn hóa của toàn cầu,
gọi “La Habana thời thuộc địa” (La Havane coloniale).
*
* *
Người mới, đất mới, bến cảng Sài Gòn, nơi văn
hóa Việt từ đồng bằng sông Hồng, sông Hương đến
triển khai, được thử thách, đứng vững. Như ngôi nhà
cột kèo rất chắc, nền vững nhưng vách để trống; giông
bão thổi qua nhiều đợt, không bị sập đổ. Ánh nắng và
không khí có thừa.
Hiện vật xưa nhất là cây. Cây mai ở trên gò, hoa
nở trong sạch, phận cheo leo, từ giữa thế kỷ XIX, đứng
trầm ngâm “Lặng lẽ chuông quen con bóng xế. Tò le
kèn lạ mặt trời chiều
”. Đôi ba cây da ở sau Tòa án và
trước Nhà Bảo tàng cách mạng ngày nay là cây da còm,