SƠNNAM
NGƯỜI
SÀI GÒN
“Văn thân (phong trào Văn thân) tiêu diệt, quốc gia
chủ nghĩa của dân chúng không tiêu. Nó thành một quốc
gia chủ nghĩa bất lực. Và cũng vì sự bất lực ấy, nó mới
đầy rẫy sanh lực. Sanh lực của cái tình cảm quốc gia
không biểu lộ được, cắt nghĩa cái mặt ông Phan Châu
Trinh. Nó cắt nghĩa luôn sự lợi dụng của giai cấp phú
hào bổn xứ trong phong trào Lập Hiến”.
“Cái mặt ông Phan Châu Trinh”, ta hiểu là sự hiện
diện, vai trò của Phan Châu Trinh. Xin trích dẫn thêm
cũng bài báo ấy:
“Cái quốc gia chủ nghĩa bất lực mà đầy sanh lực ấy
sanh ra trong dân chúng một cảm tánh nghệ thuật đặc
biệt, không khỏa thích được, không giải quyết được ổn
thỏa, nó bị dồn ép, bị ám ảnh. Từ thầy Thông Chánh
đến thơ Sáu Trọng, Sáu Nhỏ, Hai Miêng... tâm hồn của
dân chúng tìm trong nghệ thuật cái cảm tánh mà họ
yêu thích...
”
Trộn lộn cái tình cảm quốc gia bất lực với chuyện
Tàu, ta thấy cái cảm tánh nghệ thuật của dân chúng tìm
người anh hùng, thuận thu, trung nghĩa như trong Khổng
giáo và có khi nòi giống nữa.
Đám tang cụ Phan Châu Trinh, tổ chức tại Sài Gòn
là dịp cho toàn dân từ Bắc chí Nam tập họp, biểu tình
thị uy, thách thức bọn thực dân.
Trở lại một chi tiết quan trọng của Nguyễn Văn
Nguyễn: “Và cũng vì sự bất lực ấy nó mới đầy rẫy sanh
lực”, sanh ra trong dân chúng một cảm tánh nghệ thuật
đặc biệt không thỏa thích được.