501
sách báo nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm (thí dụ kỹ
thuật trình bày, văn phong của bài báo). Thích nghe đài
nước ngoài, và tình hình trong nước, lắm khi đưa tin vịt
(đồng bào gọi là radio Ca-ti-na), nguồn tin của dân ăn
nhậu đường Đồng Khởi ngày nay lại nhạy bén về giá
vàng, giá đô-la; dạo trước nhiều ngân hàng đặt chi nhánh
ở Sài Gòn, hối suất ngoại tệ lên xuống từng ngày, ảnh
hưởng đến việc chuyển ngân và xuất nhập cảng. Thích
học ngoại ngữ, biết tiếng Quảng Đông thì dễ làm ăn với
thương gia Chợ Lớn, biết tiếng Pháp, tiếng Anh thì mở
rộng kiến thức, dễ gặp cơ hội làm ăn. Khoảng thời gian
sau 1930, nhiều người cố gắng cho con cháu du học nói
được tiếng Pháp, giao thiệp dễ dàng, dễ tìm việc làm,
túng cùng, gây gổ với bọn chủ Pháp, chúng kiêng nể
hơn, đọc báo chữ Pháp có nhiều lượng thông tin.
Là nơi giao lưu, đầu mối kinh tế, thương mãi của
phía đồng bằng với Campuchia, với Tây Nguyên, Nam
Trung Bộ, nhiều dịch vụ lần hồi mở ra. Muốn cải thiện
đời sống, phải ra đường, nghe tin tức, nhờ vào bạn bè
cũng như giúp bạn bè, khi cần. Lắm người suốt ngày
ở ngoài đường, trong sở, đến tối mới về. Hay tò mò từ
chuyện lớn đến chuyện nhỏ: quan sát đám tang nhà giàu,
dạo các hiệu buôn để xem các mặt hàng mới nhập và
giá cả lên xuống. Thích xem, thích can dự vào những
“đám đông”. Ta nhớ Sài Gòn, hồi xảy ra các cuộc đảo
chính, chỉnh lý, biểu tình hoặc Tổng công kích Mậu
Thân, người lớn, trẻ con đều ra đường, đứng trước cửa,
hoặc nhập cuộc. Thích ăn uống ngoài đường, đứng mà