ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 67

67

Chiên (Cù lao Giêng?). Vị trí Cường Uy (Long Hậu)
dễ xác nhận. Hồng Ngự (Đồng Tháp) là do đội Hùng
Ngự, nói trại ra.

Năm 1741, từ hữu ngạn sông Tiền qua miền Đông,

chúa Nguyễn đặt chín kho để thu thuế. Kho Tân Thạnh,
Cảnh Dương, Thiên Mụ ở phía đông ngã ba Nhà Bè.
Kho Tam Lạch ở Mỹ Tho. Kho Ba Canh ở Cao Lãnh.
Kho Gian Thảo ở Cầu Kho (Sài Gòn). Kho Hoàng Lạp
có lẽ ở Biên Hòa để thâu sáp ong. Hai kho Qui An và
Qui Hóa chúng tôi không rõ ở đâu. Về sau điều chỉnh
lại, toàn Nam Bộ có ba kho: Tân An, Định Viễn và một
kho gọi là Trường Tân An, có lẽ ở vùng Bến Tre ngày
nay (Vì trước đây Bến Tre là tổng Tân An). Lúa thuế
thâu được ở Nam Bộ, ghe chở về Nguyệt Biều (Huế)
và Yên Trạch (Quảng Bình).

Trước khởi nghĩa Tây Sơn, Sài Gòn - Bến Nghé là

hành dinh lớn về quân sự. Để bảo vệ, có lũy Bán Bích
do Nguyễn Cửu Đàm đốc suất xây dựng, ăn từ Bà Hom
tới ngọn rạch Thị Nghè. Lũy Hoa Phong bảo vệ phía
rạch Tham Lương được xây do sáng kiến của Nguyễn
Hữu Cảnh. Từ Bến Nghé dễ liên lạc lên Biên Hòa hoặc
xuống Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Tiền rồi sông
Hậu. Ở vịnh Xiêm La, Hà Tiên và Rạch Giá khó thành
cảng lớn vì biển cạn, thiếu nguồn hàng, lúc trước sung
túc nhờ xuất khẩu hàng của Campuchia. Vịnh này lại
không ở trên con đường thuận lợi từ Mã Lai qua Hồng
Kông, Trung Hoa, Nhật Bản, Mỹ Tho thì xa biển, cửa
Đại khó vào vì bãi bùn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.