SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
đảo tìm nước ngọt. Rải rác cũng còn một số giai thoại
về chuyện “Gia Long tẩu quốc” ở miền Nam, tận các
hải đảo: Giếng ngự, bãi ngự, mũi Ông Đội, ấp Tây Sơn,
xóm Cạnh Đền. Quân sĩ của Tây Sơn và Nguyễn Ánh
rượt bắt nhau đến U Minh Thượng, U Minh Hạ, tận
rạch Thầy Quơn (sử ghi Sài Quang), rạch Gò Quao,
cửa sông Cái Lớn.
Quân đội hai bên không thể sản xuất được. Những
con kinh, con rạch, cửa biển, chợ phố có vai trò chiến
lược đều bị ảnh hưởng nặng: Ngã tư Bình Điền, Bà Cụm,
Bến Lức, Rạch Chanh (Tân An), Cai Lậy, vàm Ba Rài,
Trà Ôn, Măng Thít, Sa Đéc.
Trong lúc xáo trộn, nhiều gia đình Thiên Chúa giáo
đã ẩn thân, giữ đạo, góp phần khai khẩn ở Mặc Bắc,
ven sông Hậu (1778) và cũng năm này họ đạo Cù lao
Giêng thành hình. Năm sau, nhiều gia đình Thiên Chúa
giáo từ An Hòa (Long Xuyên) và Ô Môn đến rạch Bò
Ót khẩn hoang.
Từ năm 1799, Nguyễn Ánh tổ chức lại việc cai trị
đất Gia Định, chia làm ba dinh: Trấn Biên (vùng Biên
Hòa), Phiên Trấn (Gia Định và Định Tường) và Long
Hồ (Vĩnh Long và An Giang), chỉnh đốn thuế điền,
tích trữ lương thực để chống lại Tây Sơn. Vùng Ba
Giồng nhiều lúa gạo và là vị trí chiến lược nên trước
gọi là đạo, sau nâng lên làm dinh: dinh Trường Đồn,
đến năm 1781 đổi là dinh Trấn Định. Đáng chú ý: Vựa
lúa lớn Gò Công - Chợ Gạo là địa bàn cát cứ của Võ