ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 71

71

Tánh, trước không theo phe nào, tới giờ chót thấy thế
cờ chuyển, bèn đem quân theo Nguyễn Ánh.

Trong lúc Nguyễn Huệ bận việc lớn là đánh Phú

Xuân, tiến ra Thăng Long tiêu diệt tập đoàn phong kiến
Lê - Trịnh, thống nhất lãnh thổ, thì đất Gia Định giao
phó cho Nguyễn Lữ, một người không sáng kiến, thiếu
năng lực. Bọn phong kiến xâm lược Xiêm tàn phá, cướp
bóc đến nỗi sứ thần của Gia Long cũng phải ghi lại và
than thở. Từ Rạch Giá qua Cần Thơ, Trà Ôn, Măng Thít
khoảng 40.000 quân Xiêm chiếm đóng, cướp bóc, sau
mới bị đạo quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh
tan ở Rạch Gầm.

Khi đứng vững được ở Gia Định, Nguyễn Ánh, với

sự ủng hộ của một số điền chủ phất lên trong buổi đầu
khai hoang, dùng nơi đây làm bàn đạp tiến quân ra Bắc.
Vì vậy mà khi tạo lập cơ nghiệp, vua tôi nhà Nguyễn
mới gọi đất này là đất “hưng long” của triều đại Nguyễn
Ánh. Trong thực tế, Nguyễn Ánh ra sức củng cố về quân
sự và chánh trị, vơ vét vùng Gia Định gây thực lực để
đánh nhau với Tây Sơn.

Thành Gia Định có tám góc, nhờ người Pháp vẽ

đồ án, như kiểu kinh đô với gác Triều Dương làm nơi
ngự triều, nhà sứ quán ở ngoại thành để đón sứ thần
các nước (về sau, Nguyễn Ánh mới dời kinh đô về Phú
Xuân). Thành bắt đầu xây năm 1790, quy mô khá lớn
để đề phòng sự phản công của Tây Sơn. Có tài liệu ghi
rằng Nguyễn Ánh đã trưng dụng đến 30.000 dân phu
và lính, lại ra lịnh đuổi đây để lấy đất xây thành, khiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.