thớt vài người thân đem đến chút đồ ăn và mấy câu an ủi. Có khu dành cho
những con người phẫn nộ với đời. Những con người cả gan đã nốc cả đống
thuốc độc hay huỷ hoại thân mình để được chết. Mà có chết được đâu. Giờ
đây thể xác đớn đau, lại cố bám vào cái sống. Dĩ nhiên bệnh viện cho khoa
thần kinh, dành cho những con người điên loạn chạy khỏi thế giới này để
trốn vào cõi tối tăm êm ả hơn.
Thật tâm mà nói đây là một nhà thương thí. Nơi đây chẳng phải mắc nợ,
cũng chẳng đòi hỏi gì từ bà hay những con người như bà.
Cái hành lang lợp ngói tối tăm, la liệt trẻ con chờ khám bệnh, phát thuốc.
Còn góc đàng kia là những đứa trẻ què quặt, tàn tật vì tai nạn ô tô hoặc vì
cha mẹ say rượu đánh nhau.
Những người đàn ông bệnh nặng nằm trên giường, ánh mắt rõ ràng lo sợ
cho cái viễn cảnh đói khổ của vợ con.
Đây là cái bệnh viện mà người ta phải tự đem đến từ miếng ăn, xà bông,
khăn lau mặt…Giống như một công ty bách hóa trong một con tàu, nơi mọi
người gắn bó với nhau nhưng không hề có chút âu yếm, dịu dàng, xót
thương, yêu quý. Đây là nơi làm cho một con vật có thể thích nghi với gánh
nặng trên lưng. Chẳng ai quan tâm tới nỗi đau tinh thần, làm gì có chuyện
trao tặng một cành hoa.
Bệnh viện đứng sừng sững phía đông thành phố với hình dáng như một cái
tháp thời trung cổ và cánh cửa sắt nặng nề như một nhà tù. Những bệnh
nhân sùng đạo, khi bước qua cánh cửa này như treo mình lên thập ác, còn
những kẻ bệnh thập tử nhất sinh thì coi như tự trao mình cho Thần Chết.
Khi hai mẹ con bước vào văn phòng, Lucia ngạc nhiên thấy con người nắm
vận mạng chồng bà là một bác sĩ trẻ măng. Hai mẹ con bà ngồi xuống .
Ông bác sĩ nói ngay:
- Bà không thể thăm chồng bữa nay, tốt nhất là nên ký một số giấy tờ.
Bà mẹ thì thầm với con trai bằng tiếng Ý.
- Nói cho ông ta biết chuyện cái nháy mắt đi.
Bác sĩ cũng nói bằng tiếng Ý.
- Không, thưa bà, chính bà cho tôi biết thì hơn.
Bà trố mắt nhìn. Ai ngờ cha này trông y như Mỹ, mà lại cũng là dân Ý